Huyện Bảo Lâm (Cao Bằng): Vượt qua khó khăn, thực hiện đồng bộ chính sách giảm nghèo
(LĐXH) - Xác định công tác giảm nghèo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) đã huy động sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, nhất là người nghèo trong công tác giảm nghèo.
Bảo Lâm là huyện vùng cao, biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Cao Bằng. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở mức cao (6.380 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 49,08%; 3.568 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 27,45%; tổng số có 9.948 hộ nghèo, hộ cận nghèo, tỷ lệ 76,52%), nhiều hộ có nguy cơ tái nghèo.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh Cao Bằng, huyện Bảo Lâm đã ban hành các văn bản để triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, bảo đảm kịp thời, đúng quy định. Thực hiện Tiểu dự án 1 Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, về vốn đầu tư, tổng kinh phí giao thực hiện là 108,437 tỷ đồng. Trong đó, vốn chuyển nguồn năm 2022 sang thực hiện năm 2023 là 63,122 tỷ đồng, vốn giao năm 2023 là 45,316 tỷ đồng. Huyện Bảo Lâm đã thực hiện 18 dự án (gồm 16 dự án chuyển tiếp của năm 2022 và 02 dự án khởi công mới). Các dự án về cơ bản đều được thực hiện đảm bảo tiến độ, khối lượng, chất lượng đề ra. Kết quả đến thời điểm 15/11/2023, đã giải ngân được 103,634 tỷ đồng/108,437 tỷ đồng, đạt 95,57% kế hoạch.
Thực hiện Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, huyện đã tổ chức thẩm định xong 21 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng. Tất cả 21/21 dự án đã thực hiện xong cấp cây, con giống cho các hộ tham gia. Các hộ dân đã thực hiện trồng và chăm sóc cây, con giống. Kết quả tính đến tháng 11/2023, đã giải ngân được 4,304 tỷ đồng/9,835 tỷ đồng, đạt 44,12%.
Đối với Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, huyện Bảo Lâm triển khai thực hiện Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, huyện đã tổ chức thẩm định xong 13 dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng (09 dự án hỗ trợ giống bò cái sinh sản; 03 dự án hỗ trợ trồng Quế, 01 dự án hỗ trợ trồng Hồi lấy lá); 13/13 dự án đã thực hiện xong cấp cây, con giống cho các hộ tham gia. Tính đến tháng 11/2023, có 08/13 dự án đã hoàn thành nghiệm thu thanh toán; 05/13 dự án đang hoàn thiện hồ sơ chứng từ thanh toán theo quy định. Kết quả giải ngân được 2,854 tỷ đồng/5,077 tỷ đồng, đạt 56,22%. Dự kiến giải ngân hết năm 2023 đạt 100% kế hoạch.
Đặc biệt, triển khai Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo, huyện Bảo Lâm có tổng vốn giao thực hiện là 15,928 tỷ đồng. Trong đó kinh phí ngân sách trung ương là 13,080 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 2,848 tỷ đồng. Tính đến tháng 11/2023, huyện đã thực hiện hỗ trợ cho 427/434 hộ. Trong đó hỗ trợ xây mới 214 hộ (207 hộ nghèo, 07 hộ cận nghèo), sửa chữa 213 hộ (209 hộ nghèo, 40 hộ cận nghèo) với số kinh phí đã giải ngân là 15,414 tỷ đồng/15,928 tỷ đồng, đạt 96,78% kế hoạch, số kinh phí còn lại đang triển khai thực hiện. Dự kiến giải ngân năm 2023 đạt 100% kế hoạch.
Theo đánh giá chung, trong giai đoạn 2021-2023, các cấp, các ngành trong huyện đã phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, có tinh thần trách nhiệm cao trong tổ chức thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Cấp huyện và cấp xã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý các Chương trình MTQG, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Các cơ quan, đơn vị phối hợp trong công tác tham mưu, lồng ghép, tích hợp nguồn lực giữa các Chương trình MTQG, đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung hỗ trợ trên cùng địa bàn.
Trên cơ sở kết quả đạt được, trong thời gian tới, huyện Bảo Lâm tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền vững, với các hình thức phù hợp với từng đối tượng, trong đó quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số, người dân ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các phòng chuyên môn cấp huyện, các đơn vị cấp xã, các chủ đầu tư trong thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình; kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh, vướng mắc để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án, mô hình giảm nghèo. Lồng ghép nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với nguồn vốn các Chương trình MTQG khác, nguồn lực địa phương, nguồn xã hội hóa, sự đóng góp của nhân dân để đầu tư mang tính tổng thể, toàn diện, lâu dài, có sự hỗ trợ giữa các dự án, tiểu dự án và nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội nhằm hướng tới mục tiêu người dân có việc làm, tạo sinh kế, thoát nghèo bền vững, trong đó ưu tiên hỗ trợ các hộ nghèo có khả năng thoát khỏi tình trạng nghèo giai đoạn 2022 - 2025.
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; tăng cường cán bộ có năng lực chuyên môn, khả năng tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy trình, thủ tục đầu tư, giải ngân các dự án, tiểu dự án giảm nghèo cho cấp xã, thôn, tổ cộng đồng để bảo đảm các chính sách giảm nghèo được triển khai đúng, đủ, hiệu quả./.
Thu Hương
Từ khóa:
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, phân biệt đối xử với trẻ em và trẻ em khuyết tật
13-11-2024 08:48 35
-
Vĩnh Long: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
12-11-2024 17:27 31
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25