Huyện Khánh Vĩnh: Phấn đấu đến cuối năm 2025, thoát khỏi tiêu chí huyện nghèo
(LĐXH)- Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án tổng thể giảm nghèo bền vững của huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2022-2025, với mục tiêu phấn đấu trung bình hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 7% trở lên. Đến cuối năm 2025, huyện đáp ứng tiêu chí thoát khỏi huyện nghèo.
Bên cạnh đó, huyện cũng phấn đấu thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện tăng 1,8 lần so với năm 2020; Đến cuối năm 2023, huyện Khánh Vĩnh không còn hộ nghèo có thành viên là người có công.
Rà soát hộ nghèo trên địa bàn huyện
Đề án cũng tập trung hỗ trợ các hoạt động như: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, cầu, hạ tầng điện, công trình thủy lợi. Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình, dự án giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện. Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bao đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập. Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững.
Ở chiều thiết hụt về việc làm, huyện tập trung hỗ trợ với mục tiêu 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm. Người lao động được hỗ trợ đào tạo nghề, trong đó: lao động được đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ít nhất 80% hộ gia đình có người đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo) và được hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi. Về thiếu hụt y tế, có 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi xuống dưới 34%.
Bên cạnh đó, huyện Khánh Vĩnh cũng tập trung phấn đấu tăng tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt trên 90%; Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt trên 70%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.
Đối với chiều thiếu hụt về nhà ở, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nếu đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ nhà ở, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Trong đó, trên 90% hộ nghèo có nhà ở đảm bảo diện tích bình quân đầu người. Ngoài ra, huyện Khánh Vĩnh cũng phấn đấu 100% hộ nghèo, cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, ít nhất 60% hộ nghèo, cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; Có 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet và có các phương tiện phục vụ thông tin.
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề án trong giai đoạn 2022-2025 là trên 1.268 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đã được bố trí là 234 tỷ đồng. Cụ thể: Tổng kinh phí các dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 1.011 tỷ đồng; Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ các chính sách xã hội để giảm nghèo bền vững (ngoài nội dung Quyết định số 90/QĐ-TTg) là 255 tỷ đồng; Kinh phí quản lý đề án 600 triệu đồng.
Căn cứ Quyết định của Trung ương và của tỉnh về nguồn vốn được cấp trong cả giai đoạn và hàng năm, tỉnh Khánh Hòa cũng giao huyện Khánh Vĩnh rà soát, xây dựng danh mục các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cụ thể phù hợp với quy hoạch; kinh phí thực hiện các mô hình, chính sách liên quan đến việc hỗ trợ các chiều thiếu hụt; chỉ đạo các đơn vị có liên quan lập hồ sơ triển khai thực hiện theo quy định. Bố trí nguồn lực địa phương, lồng ghép và sử dụng hiệu quả nguồn lực của các chương trình, đề án để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng theo quy định, không sử dụng cho các mục tiêu khác, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát, lãng phí. Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, hàng năm xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện gửi về UBND tỉnh thông qua Sở Lao động - TBXH để tổng hợp báo cáo./.
Thu Hương
Từ khóa:
-
Thành phố Hồ Chí Minh số lao động rút BHXH một lần giảm mạnh
11-01-2025 10:49 00
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
09-01-2025 15:37 31
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46