Khám phá tháp Mường Luân
(LĐXH)-Tháp Mường Luân thuộc địa phận bản Mường Luân, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Tháp Mường Luân là di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc mang nét văn hóa, tôn giáo của dân tộc Lào tại Tây Bắc. Ngày 09/02/1981, tháp Mường Luân đã được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận di tích cấp quốc gia.
Tháp Mường Luân là công trình kiến trúc cổ độc đáo, phản ánh nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo của đồng bào Lào tại Tây Bắc. Theo tiếng địa phương, tháp Mường Luân được gọi là “Thát Mướng Luân”; “Thát” còn có nghĩa là tháp, còn “Mướng Luân” có nghĩa là Mường Luân - tên địa danh của bản. Tương truyền, từ thế kỷ XVI, tháp Mường Luân được xây dựng vào khoảng thế kỷ XV-XVI. Thời điểm ấy, đế quốc Miếng Điện xua quan xâm chiếm Lào; một bộ phận dân chúng Lào đã chạy nạn sang vùng Điện Biên của Việt Nam và ở lại định cư từ đấy. Thời gian đầu khi đến Điện Biên, đồng bào Lào đã được đồng bào Thái Điện Biên hỗ trợ xây dựng tháp. Ðến nay, chưa có tư liệu lịch sử cụ thể nào khẳng định niên đại khởi dựng của tháp. Tuy nhiên, có một điều có thể khẳng đinh, đó là việc xây dựng tháp có sự tham gia của bàn tay nghệ thuật tài ba và sáng tạo của đồng bào Thái địa phương.
Tất cả họa tiết, hoa văn trang trí trên tháp Mường Luân đều được làm bằng đất nung màu đỏ
Theo chia sẻ cả người dân quanh vùng, tháp Mường Luân được người dân xem như một công tình tâm linh, có ý nghĩa vo cùng quan trọng đối với đồng bào. Việc sinh sống quanh vùng và lễ cũng tháp thương xuyên sẽ được thần linh phù hộ. Chính vì vậy, hàng năm, thầy cúng sẽ chọn ngày tốt để làm lễ cúng thần linh (thường là trước Tết âm lịch của người Kinh khoảng 5 ngày); lễ cúng sẽ diễn ra vào buổi tối, lễ vật là một con trâu đực do người dân góp tiền mua.
Nói về kiến trúc, tháp Mường Luân là một ngọn tháp bề thế, cao khoảng 15m, lưng tựa núi, phía trước sông Mã êm đềm chảy qua. Tháp có ngoại hình và trang trí hoa văn khác biệt, không giống bất kỳ ngọn tháp nào ở Việt Nam. Tương tự như tháp Chiềng Sơ, tháp Mường Luân cũng được xây dựng bằng nguyên liệu gạch, vôi, vữa, cát và mật mía; gạch để xây tháp gồm 2 loại, gạch vồ và gạch chỉ; tháp có chân hình vuông, dưới to, trên nhỏ dần. Kiến trúc tháp Mường Luân được chia làm 3 phần chính. Chân tháp hình vuông vững chãi cao 1m (không trang trí hoa văn), phía ngoài cùng để hành lang rộng du khách có thể đi lại quanh tháp. Thân tháp xây hình ống vuông, xây đặc phần dưới to, lên trên nhỏ dầng; thân tháp đươc tra trí nhiều hoa văn độc đáo, hình một tòa sen. Các cánh sen cách điệu hình lá đề, lá nhọn và hình mặt trời, các họa tiết trang trí được kết nối với nhau hài hòa, chặt chẽ. Bên trong các cánh sen gắn những mảnh gương nhỏ. Đặc biệt, hình mặt trời được gắn ở giữa bốn mặt tháp. Chính giữa hình mặt trời cũng được gắn gương để mỗi khi mặt trời tự nhiên chiếu rọi sẽ tỏa ánh hào quang ra cả bốn phương.
Ngọn tháp được chia làm hai phần không trang trí hoa văn, ở giữa phình to, hai đầu thóp lại giống hình quả trám, giữa hai phần của ngọn tháp và trên cùng của ngọn tháp cũng được thể hiện trang trí hoa văn họa tiết như phần trên của thân tháp nhưng được thu nhỏ để tạo vẻ thanh thoát, mềm mại cho toàn bộ bố cục của tháp. Điều đáng nói là tất cả họa tiết, hoa văn trang trí trên tháp Mường Luân đều được làm bằng đất nung màu đỏ tươi, xen lẫn màu xám trắng, xám nâu và xám đen tạo cho tháp thêm cổ kính nhưng lại nổi bật trên nền xanh thẫm thể hiện sự no ấm của núi rừng Tây Bắc. Nhìn từ xa, tháp Mường Luân cao vút lên trời xanh với những đường nét vừa thanh lịch, uyển chuyển, vừa sắc sảo, càng tạo thế hiên ngang và uy nghi của công trình.
Có thể nói, tháp Mường Luân là một di sản văn hóa cổ của dân tộc Lào hiện đang tồn tại nơi vùng núi Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc. Đây là một công trình kiến trúc có giá trị về mặt nghệ thuật rất lớn. Thông qua việc nghiên cứu kiến trúc tháp, sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử nghệ thuật kiến trúc cổ; hiểu được ý tưởng và mong ước của cha ông đã gửi gắm vào những đường nét miêu tả trong kiến trúc, hiểu được những thành quả lao động rất nghiêm túc của cha ông để tạo ra những công trình lịch sử văn hóa cho con cháu mai sau. Thông qua việc chiêm ngưỡng và nghiên cứu tháp, du khách cũng có thể hiểu được nét văn hóa, phong tục, tập quán gửi gắm trong những dấu ấn kiến trúc, nghệ thuật đặc trưng của người dân bản địa qua từng thời kỳ phát triển của lịch sử.
Hành trình khám phá tháp Mường Luân, du khách có thể kết hợp tham quan Di tích chiến trường Điện Biên Phủ; ngược dòng Nậm Rốm thưởng ngoạn du thuyền hồ thủy điện Sông Mã, thưởng thức cá suối nướng với rau rừng. Du khách cũng có thể đến mỏ nước khoáng Mường Luân trải nghiệm các dịch vụ ở trong khu vực. Đến với Điện Biên thì hành trình đến tháp Mường Luân chính là lựa chọn hợp lý. Đặc biệt là sau khi trải nghiệm điểm các dịch vụ ở trong khu vực suối nước khoáng Mường Luân, hành trình khám phá tháp Mường Luân càng trở nên thanh tịnh./.
PV
-
Thanh Lam sóng đôi cùng người yêu ủng hộ phim mới của Trấn Thành
22-01-2025 11:41 46
-
Duy Hưng: Trường hợp đặc biệt nhất lịch sử 'Táo quân'
22-01-2025 11:41 43
-
Vé show 'Anh trai vượt ngàn chông gai' đêm 3 - 4: Vừa mở bán website đã quá tải
21-01-2025 14:54 06
-
Trấn Thành lạc quan khi 'tất tay' niềm tin vào Kỳ Duyên, Trần Tiểu Vy
19-01-2025 08:14 43
-
Nhà sách Tân Việt tại Thái Bình khai trương tung ra nhiều chương trình hấp dẫn
18-01-2025 22:59 29
-
Nhật Kim Anh hạ sinh tiểu công chúa ở tuổi 40
18-01-2025 09:24 12
English Review
Economic recovery is losing steam, new ILO report says
English Review | 22-01-2025 09:10 31