Kiên Giang tập trung “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025”
(LĐXH) - Phát huy những kết quả đạt được về công tác BĐG và VSTBCPN trong giai đoạn vừa qua, Kiên Giang tiếp tục có những kế hoạch tập trung cho Chương trình “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025” với nhiều giải pháp hữu hiệu…
Để thực hiện hiệu quả những mục tiêu này, Kiên Giang đã đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp, cụ thể là:
- Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp, tổ chức và cá nhân trong tỉnh về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Hàng năm, tổ chức các hoạt động tuyên truyền với các hình thức đa dạng phong phú trong “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”; hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; “Tháng hành động về phòng, chống bạo lực gia đình”. Truyền thông giáo dục sự ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới đến cuộc sống của nạn nhân, gia đình và xã hội đến người dân và cán bộ các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sự thay đổi nhận thức, thực hành về bình đẳng giới trong xã hội.
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tiểu phẩm, biên soạn ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền về bạo lực trên cơ sở giới và tác động của nó để cung cấp, phổ biến đến người dân. Chú trọng sự tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng, nam giới, trẻ em trai, thanh niên nhằm tạo sự thay đổi trong xã hội. Triển khai các hình thức truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng, theo từng vùng, từng địa bàn; xây dựng mạng lưới người có ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông điệp về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới; về phòng ngừa bạo lực trên môi trường mạng, ép phụ nữ kết hôn với người nước ngoài vì lý do kinh tế và phân biệt đối xử vì lý do giới tính.
- Duy trì, mở rộng các mô hình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: mô hình địa chỉ tin cậy – Nhà tạm lánh ở cộng đồng; mô hình Câu lạc bộ hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bị ép kết hôn với người nước ngoài; mô hình Trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực và các mô hình liên quan đang được triển khai…
- Tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả của các mô hình để có phương án hỗ trợ hoạt động và mở rộng phạm vi theo hướng tăng đối tượng tham gia, tăng lợi ích của các dịch vụ, đảm bảo tính sẵn sàng hỗ trợ các nhóm đối tượng liên quan khi có nhu cầu được trợ giúp.
- Tổ chức các hoạt động thăm quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương triển khai mô hình. Nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở thị đua, khen thưởng, biểu dương bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Tổ chức các khóa tập huấn kiến thức, kỹ năng chung về phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho cán bộ, công chức làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng như các mô hình liên quan tại địa phương và một số kiến thức, kỹ năng chuyên sâu liên quan hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực, người gây bạo lực…
- Huy động hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật đối với người gây bạo lực và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân./.
NHB
Từ khóa:
-
Chợ hoa mỗi năm chỉ họp một lần: Đông khách ngắm, vắng người mua
23-01-2025 16:42 59
-
Cảnh giác chiêu lừa giả danh nhân viên đăng kiểm
23-01-2025 14:35 19
-
Cha mẹ mất sớm, anh trai tật nguyền giúp em gái đến trường
23-01-2025 07:32 54
-
Hà Nội: Tàu điện trên cao cũng chen chúc
22-01-2025 09:30 59
-
Hà Nội: Tiểu thương thức trắng đêm, cây Tết vẫn ế ẩm
21-01-2025 14:53 58
-
Đi mua cá chép cúng ông Táo tại chợ cá lớn nhất miền Bắc
21-01-2025 14:53 47
English Review
Economic recovery is losing steam, new ILO report says
English Review | 22-01-2025 09:10 31