Kon Tum: Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
(LĐXH) - Theo số liệu thống kê từ Hội Bảo vệ quyền trẻ em và Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Kon Tum, toàn tỉnh hiện có khoảng 7.699 người khuyết tật, trong đó, có không ít người khuyết tâth bị hạn chế về nhận thức pháp luật cần được trợ giúp về mặt pháp lý.
Trên thực tế, những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến người khuyết tật, thể hiện qua việc ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chính sách về người khuyết tật phù hợp thực tế, trong đó có quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí của người khuyết tật.
Riêng tại tỉnh Kon Tum, chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đã và đang đi vào cuộc sống. Việc thực hiện trợ giúp pháp lý được thực hiện tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh hoặc tại cơ sở thông qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật những năm qua gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Hoạt động truyền thông chưa sâu rộng, phương pháp truyền thông chưa phù hợp với các dạng tật khác nhau, dẫn đến nhiều người khuyết tật chưa biết quyền được trợ giúp pháp lý hoặc biết nhưng không thể tiếp cận được. Mặt khác, đội ngũ trợ giúp viên, chuyên viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý còn ít, chất lượng hoạt động chưa đồng đều; số vụ việc trợ giúp pháp lý chỉ tập trung ở lĩnh vực tư vấn pháp luật. Hoạt động trợ giúp pháp lý tuy ngày càng được tăng cường về cơ sở nhưng chủ yếu mới đến trung tâm xã, chưa đến được nhiều thôn, làng vùng sâu, vùng xa. Trong khi người khuyết tật rất khó khăn trong việc đi lại, nghe, nói, tiếp xúc, trao đổi, nên hạn chế khả năng đến nơi trợ giúp pháp lý lưu động, trung tâm để yêu cầu trợ giúp.
Khám sàng lọc cho người khuyết tật thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum
Thực hiện Quyết định số 28/QĐ-BTP ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 575/KH-UBND triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Kế hoạch xác định một số nội dung trọng tâm, gồm:
Một là, tăng cường hoạt động truyền thông, khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính:
Hoạt động 1: Truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức truyền thông khác phù hợp với dạng tật của người khuyết tật; tổ chức truyền thông điểm về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan lồng ghép việc truyền thông trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính với các chương trình, đề án khác về người khuyết tật trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các xã, phường, thị trấn nơi người khuyết tật sinh sống.
Hoạt động 2: Biên soạn và phát hành các ấn phẩm với nhiều hình thức có nội dung về chính sách trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động về trợ giúp pháp lý nhân dịp kỷ niệm 25 năm “Ngày Người khuyết tật Việt Nam” (ngày 18 tháng 4 năm 1998 – 18 tháng 4 năm 2023) và “Ngày Quốc tế người khuyết tật (ngày 3 tháng 12)” bằng các hình thức phù hợp.
Hai là, bồi dưỡng, tập huấn cho người làm công tác trợ giúp pháp lý: Hoạt động: Xây dựng các chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người làm công tác trợ giúp pháp lý về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo từng lĩnh vực pháp luật đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
Ba là, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính: Hoạt động: Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính nhất là vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng. Chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý mà người khuyết tật là bị hại trong các vụ án hình sự, bị đơn trong các vụ án dân sự, hành chính và là nạn nhân trong các vụ việc bị bạo lực, bạo hành, mua bán.
Bốn là, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính: Hoạt động: Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Năm là, hợp tác quốc tế: Hoạt động: Nghiên cứu tài liệu, học tập kinh nghiệm các nước về trợ giúp pháp lý nói chung và chú trọng về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính (tùy vào tình hình thực tiễn để triển khai).
Hà Giang
Từ khóa:
-
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
12-01-2025 13:33 05
-
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội
12-01-2025 13:32 51
-
Thành phố Hồ Chí Minh số lao động rút BHXH một lần giảm mạnh
11-01-2025 10:49 00
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
-
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
09-01-2025 15:37 31
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46