Kon Tum: Tập trung các giải pháp phát triển người thamgia BHXH, BHYT
(LĐXH) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành, nhất là ngành BHXH, ngành Y tế và sự đồng thuận, hưởng ứng, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng.
Theo báo cáo của BHXH tỉnh Kon Tum, tính đến 31/7/2022, toàn tỉnh có 52.803 người tham gia BHXH, đạt tỷ lệ bao phủ BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi là 18,55%. Trong đó, 12.837 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt tỷ lệ bao phủ BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi là 4,51%. Đối với BHTN, có 33.499 người tham gia, đạt tỷ lệ bao phủ BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi là 11,77%. Toàn tỉnh có 497.340 người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ đạt 90,58% dân số.
Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN trong 7 tháng đầu năm là 716,092 tỷ đồng. Công tác chi trả chế độ, chính sách BHXH, BHTN kịp thời với 7.939 lượt người tổng số tiền đã chi trả là 464,361 tỷ đồng. Riêng với công tác chi KCB BHYT, trong 7 tháng đầu năm 2022, BHXH tỉnh đã đảm bảo quyền lợi cho 460.591 lượt khám, chữa bệnh (KCB) BHYT, với tổng số tiền 188,477 tỷ đồng.
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn, một số đại diện các Sở, ngành trao đổi, nêu những kinh nghiệm cần quan tâm triển khai để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2022. Đồng thời, các đại biểu đã được được nghe 04 tham luận của các huyện, thành phố: Đăk Glei, Kon Plong, Ngọc Hồi, Thành phố Kon Tum về tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn; chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện công tác này; trao đổi những khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện và đề xuất giải pháp thực hiện, đồng thời thể hiện quyết tâm, đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt hơn các chính sách BHXH, BHYT trong thời gian tới.
Đặc biệt, mặc dù tình hình phát triển người tham gia mặc dù đạt kết quả tích cực nhưng còn tăng chậm, việc thực hiện các chỉ tiêu HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao còn không ít khó khăn. Cụ thể, để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 92,75% dân số (chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 546/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), 5 tháng cuối năm 2022 cần tăng ít nhất 14.660 người, tương đương mỗi tháng phải tăng ít nhất gần 3.000 người tham gia. Về BHXH tự nguyện, phải phát triển 4.000 người tham gia mới BHXH tự nguyện, mỗi tháng phải tăng ít nhất 800 người tham gia mới BHXH tự nguyện.
Ông A Pớt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum nhấn mạnh, trách nhiệm thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT không phải là nhiệm vụ của riêng ngành BHXH, mà còn là của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân, vì vậy cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum đề nghị các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức về vai trò của BHXH, BHTN, BHYT, xác định đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng cần thực hiện tốt, hiệu quả góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, tập trung triển khai quyết liệt những nhiệm vụ, giải pháp: Tiếp tục đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của tỉnh về thực hiện chính sách BHXH, BHYT bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Trong đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, hội viên, người sử dụng lao động, người lao động và Nhân dân tích cực tham gia và thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT.
Đưa chỉ tiêu tỷ lệ bao phủ đối tượng tham gia BHXH, BHYT vào chương trình, kế hoạch hằng năm của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp để tập trung triển khai thực hiện. Tăng cường công tác xã hội hóa, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp mua (tặng) thẻ BHYT cho người dân, HSSV DTTS, nhất là người dân tại các xã còn nhiều khó khăn nhưng không được ngân sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật…
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn đánh giá cao các kết quả quan trọng trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đồng thời, thông tin nhanh về các kết quả trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT của toàn quốc 7 tháng đầu năm 2022 với nhiều kết quả tích cực đối với việc phát triển người tham gia, giải quyết chế độ BHXH, BHTN; KCB BHYT; cải cách TTHC, chuyển đổi số… Đồng thời, đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Kon Tum tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để BHXH tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt nhiệm vụ BHXH, BHYT, trong đó, chú trọng các giải pháp nhằm phát triển, mở rộng bao phủ BHXH, BHYT, đặc biệt là công tác BHYT học sinh, sinh viên; bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ mức đóng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tham gia BHYT, BHXH tự nguyện; huy động sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm quyên góp, ủng hộ tặng thẻ BHYT, sổ BHXH tự nguyện cho người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là người dân bị ảnh hưởng bởi chính sách không còn được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT; quan tâm, chỉ đạo các ngành có liên quan chủ động nguồn cung ứng thuốc, đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu thuốc tại các cơ sở KCB;
Về phía BHXH tỉnh, Phó Tổng Giám đốc yêu cầu, tiếp tục chủ động hơn nữa, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương của tỉnh trong tham mưu tổ chức thực hiện các chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với các Sở, Ngành địa phương tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết, Chương trình hành động nhằm phát triển mở rộng, duy trì bền vững người tham gia BHXH, BHYT năm 2022 và các năm tiếp theo; Thường xuyên rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu đối tượng tham gia BHXH, BHYT, trong đó, tập trung khai thác thông tin, dữ liệu các ngành thuế, kế hoạch đầu tư và thông tin, dữ liệu từ công tác quản lý của các cấp chính quyền cơ sở xã, phường phục vụ khai thác đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc; phân nhóm, phân loại, thống kê, lập danh sách, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình;
Về các giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT 05 tháng cuối năm 2022, đồng chí Y Ngọc yêu cầu, BHXH tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo tăng cường phối hợp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN đến người dân bằng nhiều hình thức, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, sát với người dân; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, đơn giản hóa TTHC trong việc cấp sổ BHXH, xác nhận thời gian cho người tham gia BHXH, BHTN…đảm bảo giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho người dân kịp thời, đúng quy định. Đồng thời, đề nghị cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tham mưu với Trưởng ban Chỉ đạo BHXH, BHYT tỉnh, đề nghị UBND tỉnh giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT 05 tháng cuối năm 2022 cho UBND các huyện, thành phố để khẩn trương triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã được HĐND, UBND tỉnh giao; đưa việc hoành thành chỉ tiêu, kế hoạch của các địa phương, đơn vị vào xem xét, đánh giá và phân loại hàng năm.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có giải pháp phù hợp đối với công tác phát triển người tham gia BHXH bắt buộc; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn; xử lý nghiêm đối với các trường hợp chậm đóng, trốn đóng, nợ đọng BHXH; có giải pháp đối với các trường hợp đơn vị sử dụng lao động thực hiện hợp đồng theo mùa vụ nhằm mục đích trốn đóng BHXH, không đảm bảo quyền lợi an sinh cho người lao động theo đúng quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với cơ quan BHXH chỉ đạo quyết liệt trong năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo, ngay từ đầu năm, có kế hoạch giao chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT cho các Trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh và phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu phát triển BHYT học sinh, sinh viên cho các trường tiểu học, trung học cơ sở; đưa tiêu chí về tỷ lệ tham gia BHYT học sinh là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua của các trường hàng năm. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Luật BHYT giúp phụ huynh và học sinh, sinh viên hiểu về ý nghĩa, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tham gia BHYT tại trường học.
UBND các huyện, thành phố: Tập trung chỉ đạo rà soát danh sách người tham gia BHYT, BHXH tự nguyện giảm, trên cơ sở đó giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp ủy, UBND cấp xã, các ngành đoàn thể tăng cường các giải pháp tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, BHXH tự nguyện, đảm bảo đạt chỉ tiêu giao hàng năm. Rà soát, đánh giá việc triển khai các quy chế phối hợp trong công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT của các đơn vị tại địa phương.
Thục Quyên
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Thái Nguyên: Chú trọng quản lý các công trình ghi công liệt sĩ
15-11-2024 18:15 50
-
Quận Cầu Giấy: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
15-11-2024 17:18 24
-
Huyện Phú Lương phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn
02-11-2024 16:33 08
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55