Lai Châu: Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện giảm nghèo bền vững
(LĐXH)-Thời gian qua, tỉnh Lai Châu xác định thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Trong đó, tỉnh đặc biệt chú trọng hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo bằng kinh phí, xây dựng các dự án trọng điểm để phát triển kinh tế vượt lên mức sống tối thiểu.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu đã tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện; xây dựng Kế hoạch 5 năm, hàng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sở kết, tổng kết, khen thưởng trong quá trình thực hiện Chương trình. Hiện nay, tỉnh đang triển khai thực hiện các dự án: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.
Quá trình triển khai thực hiện các Chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo cần phải có kế hoạch, có sự vào cuộc toàn diện của các cấp, các ngành, của toàn thể xã hội, của những người thụ hưởng các chính sách, nhằm huy động được nhiều nguồn lực khác nhau vào quá trình thực hiện giảm nghèo bền vững của tỉnh. Vì vậy việc lồng ghép, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tạo sinh kế bền vững cho người dân là một nội dung mà các địa phương trên địa bàn tỉnh đều quan tâm và mong muốn thực hiện hiệu quả.
Ngay từ đầu giai đoạn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Lai Châu, UBND tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Chương trình, trong đó tập trung vào giải pháp huy động vốn. HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết đó là: Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND ngày 28/6/2022 của HĐND tỉnh Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và mức đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết số 41/2022/NQ-HĐND ngày 20/9/2022 quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Nghị quyết số 42/2022/NQ-HĐND ngày 20/9/2022 quy định cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Với những quy định cụ thể từ các Nghị quyết trên, cơ chế lồng ghép, huy động nguồn vốn được thực hiện từ khâu lập kế hoạch, phân bổ, giao dự toán ngân sách và sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn vốn, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả. Các nguồn vốn huy động để thực hiện lồng ghép theo nguyên tắc tự giác, tự nguyện, công khai, minh bạch, bằng nhiều hình thức.
Căn cứ vào nguồn vốn trung ương phân bổ theo giai đoạn và hàng năm, căn cứ Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND ngày 28/6/2022 của HĐND tỉnh, UBND tỉnh Lai Châu xây dựng kế hoạch phân bổ vốn cụ thể và kịp thời cho các địa phương. Năm 2022, tổng nguồn vốn trung ương giao cho Lai Châu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là 367.413 triệu đồng và năm 2023, tổng nguồn vốn trung ương giao là 475.827 triệu đồng.
Quá trình thực hiện lồng ghép, huy động nguồn vốn trong thời gian qua đã được các đơn vị, địa phương và toàn thể người dân quan tâm và đồng lòng cùng nhau triển khai thực hiện. Tỉnh Lai Châu đã huy động mọi nguồn lực phục vụ cho công tác giảm nghèo với phương châm Nhà nước hỗ trợ, nhân dân thực hiện; ưu tiên đầu tư các công trình cấp thiết. Ngoài nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu của các bộ, ngành, Trung ương bố trí hàng năm, ngân sách địa phương bố trí một phần cho nhiệm vụ giảm nghèo. Toàn tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững và đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả là, tổng số hộ nghèo của tỉnh (bao gồm cả những hộ nghèo không có khả năng lao động) cuối năm 2022 là 30.048 hộ, chiếm 28,54%. Tổng số hộ cận nghèo của tỉnh (bao gồm cả những hộ cận nghèo không có khả năng lao động) là 11.530 hộ, chiếm 10,95%. Năm 2023, tỉnh Lai Châu phấn đấu thực hiện và giải ngân đạt 100% kế hoạch giao. Hiện nay, các địa phương, đơn vị đang triển khai thực hiện để giải ngân nguồn vốn kịp thời nhằm triển khai thực hiện một cách hiệu qủa nhất.
Nhờ có nguồn vốn được phân bổ kịp thời, việc triển khai tổ chức thực hiện tốt các chương trình, dự án, chương trình xóa đói giảm nghèo đã tác động mạnh mẽ, giúp cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, Lai Châu sẽ thực hiện phân bổ nguồn vốn có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ngay từ đầu năm để các huyện, thành phố và các chủ đầu tư triển khai sớm đảm bảo kế hoạch giao nhất là nguồn vốn sự nghiệp. Chỉ đạo các ngành tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thiện các hướng dẫn để tổ chức thực hiện chương trình sau khi HĐND ban hành Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ cụ thể cho các nội dung hỗ trợ thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Đồng thời, triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ hỗ trợ giảm nghèo chung như: hỗ trợ bảo hiểm y tế, vay vốn tín dụng… đặc biệt là chính sách đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành tại các cấp cơ sở. Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn, ưu tiên các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có thế mạnh để phát triển như trồng cây dược liệu, phát triển du lịch văn hóa cộng đồng… nhằm nâng cao thu nhập cho người dân nhằm thoát giảm nghèo bền vững./.
Minh Hạnh
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
12-11-2024 17:27 08
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
12-11-2024 14:29 01