Lâm Bình nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
(LĐXH)- Từ nguồn kinh phí đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững cùng với quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực của các cơ quan, đơn vị và của cộng đồng xã hội, công tác giảm nghèo ở huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đạt được những kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nỗ lực phát triển sản xuất, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững.
Theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Tuyên Quang có 02 huyện nghèo là Lâm Bình và Na Hang. Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh giảm trên 7% (kế hoạch giảm từ 4% trở lên), trong đó huyện Lâm Bình giảm 7,39%.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, trong năm 2023, UBND huyện Lâm Bình đã ban hành Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 05/4/2023 về kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Lâm Bình giai đoạn 2021-2025; Quyết định ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ, quyền hạn thành viên ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các cơ quan thường trực, giúp việc Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, đánh giá triển khai thực hiện Chương trình. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập Ban Quản lý thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định...
Kết quả thực hiện Dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, tổng kế hoạch vốn giao (ngân sách Trung ương) là 121.776.500.000 đồng (vốn đầu tư phát triển 114.651.000.000 đồng, vốn sự nghiệp duy tu bảo dưỡng công trình 7.125.500.000 đồng. Tiến độ thực hiện tính đến cuối tháng 6/2023, huyện Lâm Bình đã thực hiện giải ngân vốn đầu tư phát triển là 7.089.685.000 đồng; vốn sự nghiệp duy tu bảo dưỡng công trình đã giải ngân 01 công trình duy tu bảo dưỡng (duy tu bảo dưỡng đường từ ngã ba Nà Tông đi Bến thủy Thượng Lâm), số tiền là 1.939.703.300 đồng.
Đối với Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, kế hoạch vốn giao (ngân sách Trung ương) cho Lâm Bình là 9.598.961.900 đồng. Đến nay, huyện đã phê duyệt, giao nhiệm vụ và dự toán thực hiện 07 dự án (nuôi dê sinh sản, nuôi lợn đen, nuôi gà địa phương, trồng cây tre, nuôi bò sinh sản, trồng lạc, trồng cây lá giang). Hiện nay, các xã, thị trấn đang rà soát hộ tham gia thực hiện dự án; ban hành văn bản thông báo đơn vị chủ trì liên kết thực hiện dự án…
Thực hiện Tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, kế hoạch vốn giao cho huyện là 4.000.505.200 đồng. hiện tại, Lâm Bình đã phê duyệt 05 dự án (trồng lúa đặc sản, nuôi lợn đen sinh sản, nuôi dê sinh sản; trồng cây lá giang, nuôi gà).
Tiếp đến, thực hiện Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, kế hoạch vốn giao (ngân sách Trung ương) cho huyệnh Lâm Bình là 8.389.251.460 đồng. Trong đó, Tiểu dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn được giao vốn giao là 6.270.528.500 đồng. Từ nguồn vốn được giao, huyện đã tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng tài sản nhà lớp học 2 tầng và các công trình phụ trợ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện (kế hoạch vốn giao năm 2022 chuyển sang năm 2023) là 1.600.403.000 đồng, hiện nay đang thực hiện. Về đào tạo nghề cho người lao động năm 2023 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, nguồn vốn năm 2022 chuyển sang năm 2023, Lâm Bình đã tổ chức mở 09 lớp, với 315 học viên tham gia học; vốn năm 2023 đã tổ chức mở được 01/5 lớp, với 35 học viên...
Ngoài ra, các chương trình, dự án khác thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 cũng được huyện Lâm Bình quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đạt được những kết quả bước đầu ghi nhận. Trong đó, Lâm Bình đã hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm như; mô hình nuôi trâu, bò nhốt vỗ béo, chăn nuôi dê, trồng lạc thương phẩm. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lâm Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng, bền vững; nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, nhất là cây trồng - vật nuôi có lợi thế theo hướng sản hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng. Nâng cao chất lượng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, đảm bảo giảm nghèo nhanh, bền vững…”.
Để tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đề ra đối với công tác giảm nghèo bền vững, thời gian tới, huyện Lâm Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành trong công tác giảm nghèo bền vững. Đồng thời, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và vươn lên của hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo và người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững của huyện, của tỉnh.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
12-11-2024 17:27 08
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
12-11-2024 14:29 01