Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ cho Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội – Dân tộc phối hợp với các đơn vị tại địa phương chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin về người lao động giúp việc gia đình trên địa bàn; đôn đốc UBND cấp xã tổng hợp báo cáo kết quả tình hình sử dụng lao động giúp việc trên địa bàn theo quy định.
Hằng năm, cấp tỉnh và cơ sở chủ động phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội các đơn vị trên địa bàn tổ chức thực hiện tuyên truyền nội dung các văn bản pháp luật: Bộ luật lao động năm 2019; Luật Việc làm, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/2/2020 của Chính phủ...; tổ chức các buổi tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, đặc biệt là đối với những người sử dụng lao động thuê người giúp việc gia đình phải hiểu biết để tuân thủ theo pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động.
Kết quả, từ năm 2021 đến nay đã có 76.920 lượt người lao động và 3.500 lượt người sử dụng lao động trong gia đình được tuyên truyền về pháp luật lao động, qua đó nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về xây dựng quan hệ lao động được nâng lên, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động ngày càng được chú trọng; Cấp phát 60.000 tờ rơi tuyên truyền về pháp luật lao động, 3.000 quyển tài liệu bộ câu hỏi đáp tình huống pháp luật về Bộ luật lao động. Bên cạnh đó, cũng đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử các đơn vị… nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân về công tác lao động, việc làm. Qua đó từng bước xây dựng mối quan hệ hài hòa, bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động, người sử dụng lao động.
Về các hoạt động hỗ trợ như tư vấn giới thiệu việc làm, kết nối thông tin việc làm với các công ty tuyển dụng lao động giúp việc gia đình, dựa theo chức năng, nhiệm vụ và theo nhu cầu đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm từ người lao động và người sử dụng lao động, Trung tâm dịch vụ việc làm chủ động thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, chủ sử dụng nắm bắt thông tin như trang panpages, zalo, facebook, các bản tin việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động; trực tiếp tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, kết nối người lao động, trong đó có lao động giúp việc gia đình với người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng.
Nhìn chung, các đơn vị, địa phương trong tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm phối hợp thực hiện các quy định pháp luật về lao động nói chung và lao động giúp việc gia đình nói riêng; tạo điều kiện cho người sử dụng lao động tìm được lao động, người lao động tìm được việc làm phù hợp. Công tác tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ, công chức viên chức, người sử dụng lao động được tiến hành thường xuyên, từ đó có sự thay đổi nhận thức, có cách nhìn đúng hơn về lao động giúp việc gia đình. Giúp việc gia đình đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, nhất là lao động nông thôn, giúp họ tăng thu nhập ổn định cho gia đình và cải thiện cuộc sống./.
Nhật Minh
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48