Lào Cai: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã dần đi vào ổn định
(LĐXH) - Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, diện tích 6.383 km2, dân số 689.320 người, gồm 25 dân tộc cùng chung sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm 66% dân số toàn tỉnh. Hiện, tỉnh có 3 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, gồm Phật giáo, Công giáo, đạo Tin lành và một số hội nhóm, tổ chức tôn giáo khác với hơn 49.000 tín đồ. Về các hình thức tín ngưỡng, toàn tỉnh có 41 cơ sở thờ tự tín ngưỡng thờ mẫu, thờ người có công với đất nước, thờ cộng đồng, trong đó 31 cơ sở thờ tự tín ngưỡng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Trong những năm qua các cấp các ngành, các cơ quan đơn vị thường xuyên quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước cho cán bộ đảng viên và nhân dân, nhất là các chức sắc tôn giáo, đồng bào theo đạo; tuyên truyền vận động chức sắc, nhà tu hành và các tín đồ tôn giáo hiểu đúng quan điểm của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định pháp luật; qua đó đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân và chức sắc, tín đồ các tôn giáo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Sau khi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo được ban hành; thực hiện Quyết định số 306/QĐ-TTg, ngày 08/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1090/QĐ-BNV, ngày 29/3/2017 của Bộ Nội vụ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo; UBND Lào Cai đã ban hành Kế hoạch 279/KH-UBND, ngày 01/11/2017 về triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các địa phương triển khai thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thực hiện một số nội dung của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; UBND cấp huyện và cấp xã đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện Luật trên địa bàn, đảm bảo đúng pháp luật và đúng thẩm quyền được phân cấp.
Tỉnh Lào Cai luôn quan tâm chỉ đạo các cơ quan, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến Luật tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định 162 của Chính phủ cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và các chức sắc chức việc, tín đồ tôn giáo. Trong 3 năm qua, Hội đồng phổ biến giáo dục các cấp đã tổ chức 04 hội nghị cho 160 cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện làm công tác tôn giáo, 175 chức sắc, chức việc đang hoạt động tôn giáo, gần 400 người đại diện, giúp việc tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Tổ chức trên 1500 lượt tiếp xúc, tuyên truyền phổ biến Luật tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định 162 của Chính phủ cho tín đồ các tôn giáo. UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162 cho cán bộ, tín đồ tôn giáo thông qua việc lồng ghép giữa các buổi họp thôn, tổ dân phố; Hội nghị tập huấn cho báo cáo viên… Việc tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã trang bị kiến thức cơ bản về công tác tôn giáo, tạo sự chuyển biến trong nhận thức về quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước của cán bộ; chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo; tạo được sự đồng thuận giữa hoạt động của tổ chức tôn giáo và sự quản lý của chính quyền; củng cố niềm tin của tín đồ, chức sắc, tín đồ các tôn giáo vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cũng được quan tâm thực hiện tốt. UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện rà soát các văn bản liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo không còn hiệu lực để sửa đổi, thay thế, bãi bỏ. Đồng thời rà soát, công bố các thủ tục hành chính về tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo thống nhất, đồng bộ và phù hợp với thực tế tại địa phương. Hiện nay tỉnh Lào Cai đã công bố thực hiện công khai thủ tục hành chính về tín ngưỡng, tôn giáo trong đó 35 thủ tục hành chính cấp tỉnh, 08 thủ tục hành chính cấp huyện, 09 thủ tục hành chính cấp xã. Đến nay, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký, bổ nhiệm, thuyên chuyển nơi hoạt động cho chức sắc nhà tu hành; thành lập chia tách tổ chức trực thuộc, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo; thực hiện đăng ký sinh họat tôn giáo tập trung; thành lập, chia tách, sáp nhập tổ chức tôn giáo, bổ nhiệm, phong phẩm, chức sắc chức việc tôn giáo... được thực hiện theo đúng quy định. Từ năm 2018 đến nay, UBND cấp xã đã cấp đăng ký sinh hoạt tập trung cho 03 nhóm Tin lành đã được công nhận hoạt động; Chấp thuận thành lập mới 1 tổ chức tôn giáo (Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Bảo Thắng); 46 người phong sắc, phong phẩm; 28 chức sắc, nhà tu hành thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo…
Công tác vận động đồng bào có đạo tiếp tục được đổi mới, sự phối hợp giữa các cấp các ngành được tăng cường và ngày càng chặt chẽ, tạo được sự thống nhất cao từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết các vấn đề cụ thể, góp phần làm cho công tác tôn giáo trên địa bàn được triển khai một cách thuận lợi, hiệu quả, qua đó đã được niềm tin và sự đồng thuận của chức sắc, tín đồ tôn giáo vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Qua 03 năm triển khai thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã đạt được hiệu quả thiết thực; hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, ổn định; công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo đã có nhiều chuyển biến tích cực; các cấp, các ngành đã thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật; quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào có đạo; đồng bào các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động tại địa phương, qua đó góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp để công tác tín ngưỡng, tôn giáo đạt hiệu quả cao, cụ thể: Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, tín đồ các tôn giáo nắm rõ và thực hiện tốt Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật có liên quan; Quan tâm đầu tư phát triển - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có tôn giáo; tăng cường củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, động viên quần chúng tôn giáo sống “Tốt đời đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động tại địa phương; Quan tâm giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân tín đồ các tôn giáo theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, quan tâm xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp; làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tôn giáo và nghiệp vụ tôn giáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tạo điều kiện về mọi mặt để đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo hoạt động, tham mưu ngày càng tốt hơn cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Định kỳ sơ, tổng kết rút kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo để kịp thời đưa ra các biện pháp giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện./.
Nguyễn Hiền
Từ khóa:
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
LC Foods nhiều hoạt động lan tỏa yêu thương tới trẻ em nghèo
22-11-2024 18:20 22
-
Ổn định việc làm trao cơ hội và động lực giảm nghèo cho người dân ở Kim Bôi
22-11-2024 18:20 18
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
-
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
20-11-2024 14:36 55
-
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
19-11-2024 19:05 09
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
- Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
- Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới