Theo số liệu thống kê của Ủy ban Dân tộc, từ 27/4 đến nay, khu vực từ miền Trung trở vào có khoảng 1.053 ca F0 là người DTTS.Cụ thể, khu vực Tây Nam bộ có 183 ca F0 là người DTTS, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Cần Thơ. Khu vực miền Trung Tây Nguyên ghi nhận 329 ca F0 người DTTS, chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông… Khu vực Đông Nam bộ có 550 ca F0 người DTTS, tập các tỉnh Bình Dương, Ninh Thuận, Đồng Nai…
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, trong đó có vùng đồng bào DTTS, các cơ quan công tác dân tộc trên địa bàn tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và chính quyền địa phương về công tác phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời, tùy tình hình cụ thể ở các địa phương, cơ quan công tác dân tộc tham mưu thực hiện những cách làm linh hoạt, sáng tạo để thực hiện công tác phòng, chống dịch.
Tại khu vực Tây Nam bộ, các cơ quan công tác dân tộc tích cực phối hợp với chính quyền, Người có uy tín, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước các tỉnh hướng dẫn trụ trì, Ban quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer dừng tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo với quy mô tập trung đông người. Các đơn vị cũng tăng cường tuyên truyền vận động sư sãi và đồng bào Khmer có người thân đang sinh sống, lao động, học tập tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng dịch thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch cho bản thân và tạm thời không tự trở về địa phương.
Đơn cử như trại huyện Lộc Bình (tỉnh Bình Phước), để giúp người dân hiểu đúng và biết cách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã phối hợp với CLB Phụ nữ dân tộc bảo vệ an ninh biên giới xã Lộc Thành đã tổ chức tuyên truyền lưu động bằng tiếng Khmer. Ngoài tuyên truyền bằng hệ thống loa phát thanh, Hội LHPN huyện còn phối hợp thực hiện phát 100 tờ rơi tuyên truyền giữ khoảng cách, không tụ tập đông người để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Nhiều bà con không biết đọc, biết viết, thậm chí không rành tiếng phổ thông, nên tuyên truyền bằng tờ rơi hoặc hệ thống lưu động sẽ giúp bà con dễ hiểu và quan tâm hơn.
Để kịp thời hỗ trợ bà con trong khu phong tỏa, các chùa trên địa bàn đã vận động các mạnh thường quân, doanh nghiệp cung cấp nhu yếu phẩm, khẩu trang, nước sát khuẩn cho các hộ gia đình.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, do nguồn lây chủ yếu từ công dân ở vùng có dịch trở về địa phương nên các địa phương đang siết chặt quản lý nhóm đối tượng này. Đồng thời, các tỉnh trong khu vực tiếp tục áp dụng các biện pháp chỉ đạo của Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 kết hợp triển khai đẩy nhanh kế hoạch tiêm vắc xin theo chỉ tiêu phân bổ của Bộ Y tế.
Trước đó, ngày 9/8, Ủy ban Dân tộc cũng đã có Công điện gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bào dân tộc thiểu số chỉ đạo Cơ quan làm công tác dân tộc chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh/thành phố và thực hiện các yêu cầu của chính quyền địa phương trong công tác phòng chống dịch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trần Huyền
-
Quảng Ngãi nỗ lực thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai
23-12-2024 22:42 50
-
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
23-12-2024 22:22 36
-
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
23-12-2024 22:20 15
-
Hiệu quả từ những chương trình, dự án giảm nghèo ở vùng biên giới biển Sóc Trăng
20-12-2024 14:09 26
-
Những tấm gương thương binh ở Nam Định vươn lên chiến thắng đói nghèo
23-12-2024 14:08 07
-
Chủ động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm
07-12-2024 14:11 39