Mái nhà chung ấm áp nghĩa tình của những mảnh đời bất hạnh
(LĐXH) - Bằng tình yêu nghề, đội ngũ cán bộ của Trung tâm Trợ giúp xã hội và Phục hồi chức năng (PHCN) cho người tâm thần tỉnh Phú Thọ vẫn ngày, đêm âm thầm, tận tụy với công việc, tiếp thêm động lực cho các bệnh nhân vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống…
Trung tâm Trợ giúp xã hội và Phục hồi chức năng (PHCN) cho người tâm thần tỉnh Phú Thọ đóng trên địa bàn xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Với chức năng, nhiệm vụ là tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người yếu thế trong xã hội như người già cô đơn, trẻ bị bỏ rơi, người khuyết tật, người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí…và cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có người tâm thần theo quy định của pháp luật. Hiện nay Trung tâm đang quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng 178 đối tượng (trong đó có 135 đối tượng tâm thần).
Công tác chăm sóc và PHCN cho người bệnh bình thường đã khó nay là những người bệnh tâm thần lại càng khó khăn hơn đặc biệt là những người bệnh thuộc nhóm giảm, mất chức năng sinh hoạt. Đối tượng khi tiếp nhận vào Trung tâm được sắp xếp chỗ ở phù hợp với từng thể trạng bệnh lý, hàng ngày cán bộ chăm sóc, PHCN và xây dựng kế hoạch trợ giúp phù hợp với từng đối tượng.
Nhóm đối tượng giảm, mất chức năng sinh hoạt tại Trung tâm hiện có 49 đối tượng. Họ không nhận thức được hoặc nhận thức rất chậm, một số đối tượng không tự phục vụ được bản thân mọi sinh hoạt hàng ngày phải có sự trợ giúp của cán bộ từ vệ sinh cá nhân, tắm giặt, ăn ngủ… Trong quá trình chăm sóc và PHCN tại Trung tâm các đối tượng luôn được cán bộ tận tình chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ; kiên trì hướng dẫn, đôn đốc đối tượng trong sinh hoạt hằng ngày, luôn theo dõi sát sao và cho đối tượng uống thuốc đầy đủ theo phác đồ của Bệnh viện tâm thần tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó cán bộ luôn quan tâm khuyến khích người bệnh vận động, tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động tập thể như: tập thể dục, đi bộ vào buổi sáng, xem ti vi tại nhà sinh hoạt cộng đồng….để người bệnh có cơ hội hòa nhập cùng mọi người. Sau thơi gian điều trị, phục hồi chức năng, nhiều bệnh nhân đã có những chuyển biến rõ rệt đã dần ổn định bệnh lý, dần dần nhận thức lại, tự biết xúc ăn, tự phục vụ được bản thân những việc đơn giản và đặc biệt là sức khoẻ ngày càng tốt lên.
Hiện Trung tâm cũng đang đang quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi cho một số đối tượng nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt thuộc hai nhóm: đối tượng xã hội khuyết tật vận động và đối tượng khuyết tật thần kinh tâm thần. Các cán bộ, nhân viên nơi đây luôn đề cao sự cảm thông, chia sẻ với nỗi lòng của người bệnh, trở thành người bạn, người thân, chỗ dựa tinh thần để người bệnh không còn mặc cảm bản thân, tin tưởng vào cuộc sống.
Thời gian qua, cùng với việc triển khai rộng rãi và hiệu quả các giải pháp chuyên môn; đội ngũ cán bộ y tế đã đề xuất, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý, chăm sóc và PHCN khi điều trị đối tượng HIV, mang đến cho họ không gian sống khỏe mạnh cũng như phòng, tránh lây nhiễm cho mọi người. Không giống như quản lý và điều trị các bệnh truyền nhiễm khác. Đối tượng HIV đang điều trị tại trung tâm là những bệnh nhân khuyết tật vận động và khuyết tật thần kinh tâm thần, các chức năng sống đều suy giảm, mọi sinh hoạt cá nhân hằng ngày đều cần được trợ giúp thì những khó khăn, vất vả của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý, chăm sóc, điều trị, PHCN và phòng chống lây chéo tăng lên gấp bội, nhưng không vì thế mà làm nản trí những người cán bộ thực sự bản lĩnh, luôn nắm bắt được tâm lý, giàu lòng trắc ẩn vì người bệnh, nỗ lực khắc phục trở ngại, kiên trì, nhẫn nại khi quản lý và động viên, chăm sóc.
Người bệnh cũng được bố trí phòng ở tách biệt với các đối tượng khác, mọi sinh hoạt đều tại phòng riêng nên hàng ngày cán bộ trực tiếp trợ giúp, hướng dẫn đối tượng những sinh hoạt cá nhân như thường xuyên vệ sinh răng miệng, tắm giặt, thay quần áo, vệ sinh giường ngủ, phòng ở sạch sẽ, gọn gàng… để luôn có một môi trường sống thoáng mát, một tinh thần thoải mái và đảm bảo được việc phòng chống lây chéo. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh cũng được đảm bảo khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung các vi chất có trong sữa, trái cây vào bữa ăn phụ nhằm nâng cao thể trạng, tăng khả năng chống chọi lại sự tấn công của các loại mầm bệnh.
Hàng ngày, cán bộ làm công tác y tế thường xuyên thăm khám và phát hiện kịp thời những bệnh lý cơ thể để đưa ra phác đồ điều trị sớm nhất, hiệu quả nhất, tránh những nhiễm trùng cơ hội, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các loại bệnh mà khó hoặc không lành lại được do hệ miễn dịch của họ đã bị suy yếu, giúp họ vượt qua nỗi đau giằng xé về thể xác và tinh thần trên con đường chiến đấu chống lại căn bệnh thể kỷ.
Bằng sự tâm huyết, tình yêu nghề với tinh thần trách nhiệm không ngại khó khăn vất vả đội ngũ cán bộ Trung tâm đã và đang hàng ngày mang lại sức khoẻ cho từng đối tượng. Trung tâm đã trở thành mái nhà chung ấm áp, giúp họ vơi đi những nỗi đau về thể xác và tinh thần, dần lấy lại niềm tin vào cuộc sống và hy vọng vào tương lai phía trước./.
Minh Cảnh
Từ khóa:
-
Chương trình "Tết cho trẻ em nghèo" trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
12-01-2025 20:07 40
-
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
12-01-2025 13:33 05
-
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội
12-01-2025 13:32 51
-
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
09-01-2025 18:18 06
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46