Trong năm 2022, toàn tỉnh Ninh Thuận đã giải quyết việc làm cho 18.730 người, trong đó có 7.965 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 42,53%), đưa 14 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thông qua nguồn vốn vay giải quyết việc làm đã cho vay 27,616 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 540/4.102 lao động, chiếm tỷ lệ 13,17% trên tổng số lao động được giải quyết việc làm từ nguồn vốn này. Toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 10.803 người, riêng lao động DTTS là 4.320 người chiếm tỷ lệ 40%; trong năm cũng đào tạo nghề cho 2.036 lao động nông thôn là DTTS, tỷ lệ có việc làm sau khi học xong nghề xong đạt trên 85%, thu nhập bình quân của người lao động sau học nghề từ 4,5 triệu đồng đến 6,5 triệu đồng/tháng.
Để đảm bảo giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội trên địa bàn, thời gian tới, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục bám sát trong tổ chức triển khai các nhiệm vụ công tác lao động – việc làm. Trước mắt, tập trung các giải pháp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025 trên địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động tổ chức các sàn giao dịch việc làm, hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm, ưu tiên các khu vực khó khăn; tiếp tục tổ chức các buổi tư vấn – giới thiệu việc làm, các sàn giao dịch việc làm cố định và trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh; Hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số miền núi theo Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tiếp tục được triển khai, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực này.
Ông Trần Đức Long, Phó giám Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận cho biết, thời gian tới, khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở rộng hình thức liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao trong nước cũng như của nước ngoài. Đặc biệt, xây dựng các mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên, nhất là ở các vùng nông thôn, trên cơ sở tổng kết, đánh giá những mô hình hiện có của Đoàn Thanh niên và các địa phương. Đồng thời, chú trọng đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các nhóm đối tượng thanh niên đặc thù như bộ đội xuất ngũ, thanh niên, phụ nữ nghèo; thanh niên vùng dân tộc thiểu số….
Dự kiến trong năm 2023, toàn tỉnh sẽ đào tạo cho hơn 60% người lao động trong các làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức thông tin cơ bản. Tuyển mới đào tạo nghề cho khoảng 9.500 người, trong đó, đào tạo dài hạn khoảng 1.000 người, tuyển mới trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho khoảng 8.500 người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn khoảng 2.600 người…
Trần Huyền
-
Lâm Đồng: Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm
08-07-2024 18:44 12
-
Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đẩy mạnh việc giải ngân vốn chương trình giảm nghèo
12-09-2024 09:21 29
-
TP.Hồ Chí Minh: Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh
11-09-2024 00:34 05
-
Bình Định: 6 tháng đầu năm giải quyết việc làm cho 13.000 lao động
29-08-2024 22:09 04
-
TP.HCM: Nhiều việc làm dành cho người khuyết tật
29-08-2024 18:01 43
-
Huyện Ea Kar đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và an toàn, vệ sinh lao động
29-08-2024 15:14 34