Mở rộng diện bao phủ BHYT góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người có công và các đối tượng trợ giúp xã hội
(LĐXH) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 1942/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030
Trong đó, giao BHXH Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế và các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người lao động tham gia BHYT; rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm mở rộng diện bao phủ BHYT và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đối tượng yếu thế tham gia BHYT.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình theo Quyết định 1942/QĐ-TTg là củng cố, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cung cấp dịch vụ của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội nhằm bảo đảm cho các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhanh, kịp thời các dịch vụ y tế phù hợp theo hướng toàn diện, liên tục và hiệu quả; lồng ghép các hoạt động tăng cường sức khỏe, phòng ngừa, chăm sóc y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng kết hợp với các hoạt động trợ giúp xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đối tượng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm và phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tối thiểu 70% các bệnh viện, trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện được 100% danh mục kỹ thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, thực hiện được tối thiểu 70% danh mục dịch vụ kỹ thuật của cơ sở y tế chuyên khoa tuyến tỉnh.
Tối thiểu 70% cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy bảo đảm đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phục hồi chức năng cho đối tượng; Tối thiểu 10% cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện được ít nhất 80% hoạt động chuyên môn, kỹ thuật của y tế tuyến xã; Phấn đấu 80% đối tượng của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội được quản lý, theo dõi sức khỏe điện tử; Từng bước đầu tư, nâng cấp các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội theo quy hoạch của ngành Y tế và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Mục tiêu đến năm 2030: 100% các Bệnh viện, Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện được 100% danh mục kỹ thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, thực hiện được tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật của cơ sở y tế chuyên khoa tuyến tỉnh; 100% cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy bảo đảm đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phục hồi chức năng cho đối tượng; Tối thiểu 30% cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện được ít nhất 80% hoạt động chuyên môn, kỹ thuật của y tế tuyến xã; 100% đối tượng của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội được quản lý, theo dõi sức khỏe điện tử; Đầu tư, nâng cấp các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội theo quy hoạch của ngành Y tế và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình gồm: Củng cố, hoàn thiện các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội; đổi mới, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội; đổi mới cơ chế cung cấp dịch vụ của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội; đổi mới cơ chế tài chính, nguồn lực hỗ trợ cho cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội; hỗ trợ nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội; truyền thông nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho đối tượng.
Trong đó, thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các đối tượng do cơ sở quản lý và người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe, tập trung theo dõi, tư vấn về sức khỏe, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng, phòng, chống các bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, quản lý các bệnh mạn tính cho đối tượng do cơ sở quản lý và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh theo chức năng, nhiệm vụ và kết nối, chuyển người bệnh lên các cơ sở y tế tuyến trên.
Có giải pháp, lộ trình nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các đối tượng phục vụ của cơ sở; vận động nguồn lực hỗ trợ khám, chữa bệnh đối với người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em, người nghèo, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người có thu nhập thấp.
Xây dựng gói dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cơ bản cho thương bệnh binh, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người khuyết tật theo quy định của pháp luật bảo đảm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đối tượng…
Hà Giang
Từ khóa:
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
15-11-2024 15:18 29
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08