Nâng cao chất lượng chỉ số đo lường nghèo đa chiều
(LĐXH) – Đó là nội dung phát biểu của ông Ngô Trường Thi Vụ trưởng, Chánh văn phòng Quốc gia giảm nghèo tại Hội thảo tham vấn báo cáo giảm nghèo đa chiều diễn ra sáng ngày 26/12/2017, tại Hà Nội. Tham dự Hội thảo còn có ông Nguyễn Tiên Phong – đại diện UNDP tại Việt Nam cùng các chuyên gia về giảm nghèo.
Mục tiêu của Hội thảo là phân tích chi tiết về thực trạng và xu hướng nghèo đói ở Việt Nam dưới các khía cạnh thu nhập, chi tiêu và đa chiều nhằm phục vụ cho việc đánh giá giảm nghèo và thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững; Phân tích đặc điểm nghèo và hiện trạng nghèo theo vùng, dân tộc thiểu số, và các nhóm dễ tổn thương. Đồng thời đưa ra một số khuyến nghị chính sách về đo lường nghèo đói và hỗ trợ giảm nghèo trong thời kỳ tới.
Giai đoạn 2016-2020, Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới hướng tới giảm nghèo bền vững, tiếp cận đa chiều theo xu hướng chung của các nước trên thế giới. Đây là phương pháp tiếp cận mới, tiến bộ hơn, có tính nhân văn, tác động toàn diện hơn đến người nghèo, nhưng cũng là thách thức phải vượt qua.
Hiện nay, trên thế giới, mức độ nghèo đói trong giai đoạn 2016-2020 được xác định dựa trên chuẩn nghèo thu nhập và nghèo đa chiều. Đây cũng được coi là một trong những mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của thế giới đến năm 2030, đó là giảm ít nhất một nửa tỷ lệ sống trong nghèo đói theo mọi chiều cạnh theo các định nghĩa của quốc gia, cùng với đó là những cơ hội và thách thức mới của tăng trưởng bao trùm trong kỷ nguyên số.
Tại Việt Nam, việc tăng trưởng kinh tế chậm lại và gia tăng bất bình đẳng đang đặt ra các thách thức trong công tác giảm nghèo hiện nay. Đó là việc chênh lệch khoảng cách giữa các vùng miền, đồng bào dân tộc kinh với đồng bào dân tộc thiểu số… dẫn đến việc người nghèo được hưởng lợi ít hơn trong quá trình tăng trưởng. Cùng với đó là dư địa tài khóa thu hẹp lại đáng kể như nợ công, thâm hụt ngân sách kéo dài… Việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực để giảm nghèo đa chiều một cách bền vững thông qua việc thực hiện hiệu quả các can thiệp chính sách và hỗ trợ dành cho các nhóm yếu thế là một trong những giải pháp nhằm giúp cho nhóm này không ai bị bỏ lại phía sau.
Báo cáo nghèo đã chiều trong bối cảnh thu nhập trung bình thấp ở Việt Nam cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, nghèo được đo lường bằng cả thu nhập và chỉ số đa chiều. Theo đó, hộ nghèo bao gồm: Có thu nhập bình quân từ chuẩn nghèo trở xuống (700 nghìn đồng khu vực nông thôn và 900 nghìn đồng khu vực thành thị); Có thu nhập bình quân trên chuẩn nghèo và tới chuẩn cận nghèo (700-1000 nghìn đồng/nông thôn và 900-1300 nghìn đồng/thành thị) và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt trở lên (trên tổng số 10 chỉ số).
Theo các chuyên gia, cũng giống như xu hướng ở nhiều quốc gia có mức thu nhập trung bình, cùng với nghèo thu nhập giảm mạnh, mối quan tâm của người dân và Chính phủ về các chiều cạnh khác của đời sống như giáo dục, y tế, nhà ở, an sinh xã hội,.. lại gia tăng. Cách tiếp cận nghèo đơn chiều theo thu nhập ngày càng tỏ ra bất cập khi không thể nắm bắt được thiếu hụt về các khía cạnh quan trọng trong đời sống con người. Mặc dù các chính sách giảm nghèo đã bao phủ được nhiều mặt đời sống của người nghèo như hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, điều kiện và môi trường sống, trợ giúp thông tin… Tuy vậy, việc sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu) không đủ để nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân. Trong cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác nhau, có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, đất đai, nước sạch hoặc điện thắp sáng.
Theo ông Ngô Trường Thi, mặc dù còn có rất vấn đề cần phải bàn trong cách tiếp cận và mổ xẻ nội hàm của từng tiêu chí nghèo, tuy nhiên, góp ý của các chuyên gia sẽ góp phần giúp cho báo cáo được ngày một hoàn thiên. Đây cũng là cơ sở để Chính phủ, các Bộ, ngành cũng như các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận rõ hơn về công cuộc giảm nghèo. Việc áp dụng cách đo lường và tiếp cận nghèo đa chiều không những giúp xử lý các thiếu hụt trong các chiều cạnh ngoài thu nhập của cuộc sống mà người dân ngày càng quan tâm, còn góp phần tránh bẫy thu nhập trung bình tang trưởng bền vững và ổn định xã hội.
Hà Giang
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
15-11-2024 15:18 29
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08