Ngày hội Na Chi Lăng lần thứ 3: Nâng tầm thương hiệu, phát triển bền vững
(LĐXH) Từ ngày 11-21/8/2019, tại Lạng Sơn và Hà Nội sẽ diễn ra Ngày hội Na Chi Lăng lần thứ ba kết hợp Diễn đàn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Na Chi Lăng và nông, đặc sản của tỉnh Lạng Sơn với chủ đề: “Đặc sản na Chi Lăng – Nâng tầm thương hiệu, phát triển bền vững”.
Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo ngày 5/8 do UBND huyện Chi Lăng, Sở NN & PTNT tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) phối hợp tổ chức.
Ngày hội Na Chi Lăng kết hợp Diễn đàn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Na Chi Lăng và các nông đặc sản của tỉnh Lạng Sơn năm 2019 được tổ chức nhằm tôn vinh các cá nhân, hộ gia đình, tập thể, hợp tác xã, các doanh nghiệp… tiêu biểu, xuất sắc, có nhiều đóng góp trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm na và các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP. Bảo vệ và nâng cao uy tín, giữ vững thương hiệu Na Chi Lăng và các sản phẩm nông nghiệp địa phương khác đã được cấp nhãn hiệu sản phẩm thông qua các chương trình sản xuất sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ… nhằm tạo ra sức lan tỏa rộng khắp trong nhận thức của người nông dân. Tăng giá trị kinh tế và thu nhập cho người nông dân trên một đơn vị diện tích canh tác, quảng bá, kết nối tiêu thụ na và các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Chi Lăng nói riêng.
Tại cuộc họp báo giới, ông Đinh Hữu Học - Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết: Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, huyện Chi Lăng đã xây dựng được một vùng trái cây, trong đó chủ lực là cây na và đã khẳng định được thương hiệu Na Chi Lăng trên thị trường trong nước và khu vực. Huyện Chi Lăng hiện có khoảng 1.600 ha trồng na, trong đó có khoảng hơn 200 ha đã được sản xuất theo qui trình VietGAP, tổng sản lượng năm 2019 ước đạt trên 16.000 tấn, giá trị kinh tế ước đạt trên 600 tỷ đồng, đảm bảo đời sống cho khoảng 3.500 hộ dân của 08 xã, thị trấn trên địa bàn.
Na Chi Lăng có những đặc trưng riêng biệt như mẫu mã đẹp, mắt to, vị ngọt thanh mát, cùi dầy ít hạt, có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Sản phẩm Na Chi Lăng có mức giá trên thị trường hiện nay trung bình khoảng từ 30.000đ/kg đến 50.000đ/1kg, thậm chí có thời điểm lên tới 70.000-80.000 đồng/kg.
Định hướng của tỉnh Lạng Sơn cũng như của huyện Chi Lăng là phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng, hiệu quả, bền vững. Ngay từ đầu năm 2019, UBND huyện Chi Lăng đã phát động tổ chức sản xuất na và các nông đặc sản trên địa bàn tuân thủ các tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nông dân sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng và có giá trị cao hơn.
Ngoài cây na, tại huyện Chi Lăng còn có một số cây ăn quả khác cũng đã góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, mang lại giá trị kinh tế như: Cam, quýt, bưởi và ớt... Để đẩy mạnh sản xuất, phát triển các sản phẩm nông sản đặc trưng trên địa bàn, huyện Chi Lăng đã xác định vai trò của công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cho nông dân, bao gồm cả thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa… là hết sức quan trọng. Đó là lý do Ngày hội Na Chi Lăng lần thứ 3 và Tuần lễ quảng bá kết hợp Diễn đàn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Na Chi Lăng và nông sản, đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2019 tiếp tục được tổ chức, qua đó tạo cơ hội kết nối để các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và nông dân huyện Chi Lăng cũng như của tỉnh Lạng Sơn, quảng bá thương hiệu, giao thương, tiêu thụ sản phẩm, đưa Na Chi Lăng tiếp cận và khẳng định thương hiệu tại các phân khúc thị trường lớn, khó tính ở trong nước như thị trường Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
Ngoài đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ ở trong nước, ông Đinh Hữu Học cho biết, huyện Chi Lăng cũng đã kiến nghị với tỉnh Lạng Sơn kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương… và các bộ, ngành có liên quan đàm phán với phía Trung Quốc để đưa sản phẩm Na Chi Lăng vào danh mục nhóm mặt hàng xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Huyện Chi Lăng sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người nông dân tiếp tục chuyển đổi từ sản xuất na truyền thống sang qui trình VietGAP nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng cao, an toàn, thực hiện đầy đủ truy xuất nguồn gốc, tem nhãn…đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Màu của năm 2025 “Vàng Khởi Sắc” - Bước ra khỏi vùng an toàn để bứt phá
22-11-2024 18:20 55
-
SLP Park Long Hậu nhận Giải thưởng Dự án Bất động sản công nghiệp xuất sắc nhất
22-11-2024 18:20 53
-
AEON Việt Nam 2 năm liền dẫn đầu nơi làm việc tốt nhất ngành bán lẻ
21-11-2024 17:39 08
-
Dulux Professional đánh dấu năm thứ 8 đồng hành và thúc đẩy phát triển bền vững cùng giải thưởng BĐS Việt Nam PropertyGuru
18-11-2024 22:41 33
-
Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự đạt danh hiệu “Doanh nghiệp vì cộng đồng - Saigon Times CSR” lần thứ 6 liên tiếp
18-11-2024 22:41 23
-
Tăng cường quảng bá các sản phẩm thiết kế thủ công mỹ nghệ trên địa bàn Thủ đô
15-11-2024 05:17 22