Nghệ An bảo đảm bình đẳng giới trong gia đình
(LĐXH)- Đối với tỉnh Nghệ An, công tác bình đẳng giới trong gia đình đã và đang từng bước được triển khai, thực hiện. Trong giai đoạn 2011-2020, tỉnh Nghệ An đã tập trung giải quyết nhiều vấn đề gốc rễ dẫn đến bất bình đẳng giới trong gia đình.
Thực tế cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, mà đối tượng chịu tác động chính là phụ nữ. Có địa phương còn xảy ra tình trạng phụ nữ và trẻ em bị buôn bán. Tình trạng sinh con thứ ba trở lên, mất cân bằng giới tính đang có chiều hướng gia tặng ở một số vùng, miền, địa phương. Việc rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nam so với nữ xuống 2 lần chưa thu thập được số liệu đầy đủ để đánh giá..
Bên cạnh đó, tỷ lệ nạn nhân bị buôn bán trở về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng chưa đạt được kế hoạch giai đoạn đề ra. Nguyên nhân do mức hỗ trợ quá thấp, thủ tục giấy tờ yêu cầu rườm rà nên các nạn nhân không đề nghị hỗ trợ, gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện chính sách này trong thực tiễn.Hình ảnh tại Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới Nghệ An năm 2019
Nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình, từng bước xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện, như: Quyết định số 1917/QĐ-UBND.VX ngày 01/06/2012 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 1643/QĐ-UBND.VX ngày 07/5/2013 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Kế hoạch số 511/KH-UBND ngày 24/08/2015 về việc thực hiện đề án “Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững” đến 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Các Sở, ngành liên quan đã thực hiện tốt nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, như: Sở Văn hoá và Thể thao ban hành Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020 của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An; Kế hoạch xây dựng mô hình “Xây dựng hương ước, quy ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới” trên địa bàn tỉnh; tổ chức thu thập thông tin, dữ liệu, khung đánh giá theo dõi và lập kế hoạch để có cơ sở giải quyết bạo lực gia đình trên cơ sở giới. Đẩy mạnh phong trào xây dựng "Gia đình văn hóa" và xây dựng, nhân rộng các mô hình Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng và không có bạo lực. Đồng thời, triển khai, thực hiện các hoạt động can thiệp, phòng, chống bạo lực gia đình.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thí điểm xây dựng và nhân rộng mô hình “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” tại các huyện, thành, thị. Tổ chức tư vấn, hỗ trợ cho nạn nhân buôn bán được tiếp cận với các cơ hội cải thiện cuộc sống thông qua dạy nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ về giáo dục và giới thiệu vay vốn tín dụng, tạo điều kiện cho nạn nhân của nạn buôn bán người tái hòa nhập cộng đồng.
Công an tỉnh triển khai thực hiện quyết liệt các hoạt động phòng, chống tội phạm buôn bán người, trong đó đã tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 về một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh với quyết tâm huy động tối đa sự chung tay, vào cuộc tích cực, quyết liệt của các sở, ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em.Các đại biểu tham dự Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới Nghệ An
Sở Tư pháp tiến hành điều tra, thống kê, phân loại, lập danh sách người di cư tự do, kết hôn không giá thú tại 02 xã thuộc huyện Quế Phong để bảo vệ quyền và lợi ích cho phụ nữ và trẻ em các xã vùng biên.
Đối với việc trợ giúp pháp lý đối với phụ nữ là nạn nhân của việc phân biệt đối xử và bạo lực gia đình, công tác hoà giải cơ sở được quan tâm thực hiện. Qua đó đã góp phần củng cố tổ chức hoạt động hòa giải, gắn công tác hòa giải với việc tuyên truyền, đảm bảo thực hiện bình đẳng giới ở địa phương, đặc biệt là tại các thôn, xóm.
Hàng năm, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Tư pháp đã lồng ghép với các hoạt động chuyên môn. Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh và các chi nhánh đã thụ lý và thực hiện nhiều vụ việc, tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật về tận thôn, xóm, bản trên địa bàn các huyện Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai… Trong số các đối tượng được tư vấn, bảo vệ quyền lợi tại các phiên tòa, trợ giúp pháp lý lưu động có hơn 1/4 đối tượng là phụ nữ và trẻ em.
Thông tin từ Sở LĐTB&XH Nghệ An cho thấy: Trong giai đoạn 2011 - 2020, tỷ lệ nạn nhân bạo lực gia đình được phát hiện, được tư vấn về pháp lý, sức khoẻ là 49,07%. Ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ này là 50%, đạt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực giai đoạn 2011 - 2015 là 57,56%. Ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ này là 85%, đạt kế hoạch đề ra.
Từ năm 2011 đến nay, Công an tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp công tác, mở 11 đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người. Kết quả, đã phát hiện, bắt giữ 137 vụ, 265 đối tượng phạm tội mua bán người, mua bán trẻ em có liên quan đến 239 nạn nhân, trong đó 80% nạn nhân được hưởng các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, đạt 80% kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020./.
Minh Hà
Từ khóa:
-
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
20-12-2024 12:36 14
-
Quyết liệt trong phòng chống mua bán người và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ cho nạn nhân
16-12-2024 12:29 41
-
Nam Định: Quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi
25-12-2024 10:42 32
-
Hà Nội tọa đàm tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách với người có công
24-12-2024 16:16 51
-
Huyện Bắc Quang: Thực hiện tốt công tác phòng, chống mua bán người
25-11-2024 16:09 02
-
Cà Mau: Quyết liệt thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
18-11-2024 15:06 38
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00