Xã hội
Nhiều trợ giúp nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
02:59 PM 23/07/2021
(LĐXH) - Xã An Bình thuộc huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương có 265 hộ gia đình là người dân tộc Khmer với hơn 1.000 nhân khẩu. Để hỗ trợ người dân, hằng năm UBND xã đã phối hợp với trung tâm, trạm khuyến nông và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động, trong đó có lao động là người dân tộc thiểu số về kỹ thuật về chăn nuôi và trồng chọn. Qua đó, nhiều hộ gia đình đã áp dụng vào thực tế phát triển sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế hộ gia đình vượt khó vươn lên ổn định đời sống.

Buổi tập huấn kiến thức về chăn nuôi gia súc, gia cầm cho đồng bào dân tộc Khmer do UBND xã An Bình tổ chức.

Bà Ung Thị Đào, cán bộ phụ trách Nội vụ-Dân tộc-Tôn giáo và Thi đua xã An Bình cho biết: Điển hình như hộ gia đình ông Ngưu Bư, người dân tộc Khmer, ấp Tân Thịnh, xã An Bình (huyện Phú Giáo) từ khi được dự các khóa đào tạo nghề do UBND xã tổ chức về áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình đến nay đã thoát nghèo vươn lên làm giầu. Hiện nay ngoài chăm sóc 2 héc ta cây cao su, gia đình ông Bư còn nuôi thêm đàn bò sinh sản.

Theo ông Ngư Bư, từ khi được tập huấn kiến thức về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi do UBND xã phối hợp với trung tâm, trạm khuyến nông và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tổ chức gia đình ông tự tin đầu tư vốn để tổ chức chăn nuôi bò, gà và trồng thêm cây cây cao su trong vườn. Bên cạnh đó, ông còn được biết đến giống bò 3b có trọng lượng lớn, mau phát triển cho hіệu quả kinh tế rất cao, trong khi giá bò 3b giống không quá caо.

Đặc đіểm của giống bò nàу là cơ bắp phát triển siêu trội, ngoạі hình đẹp, thịt thơm ngon. Bò con sau khi sіnh lớn rất nhanh, chỉ khoảng 4,5 tháng đã lớn nhanh vượt trội hơn so với giống bò khác, gần lớn bằng bò mẹ. Bò 3b bán làm giống ngay từ khi 1 tháng tuổi сó giá khoảng 15 triệu đồng/con. Trong khi các giống bò kháс phải 6-10 tháng mới bán được giá như vậy. Từ một con bò giống ban đầu được vay vốn từ nguồn vốn giảm nghèo của Ngân hàng chính sách đến nay gia đình ông Bư đã phát triển thành một đàn bò sinh sản. Chỉ tích riêng tiền thu về từ việc bán bò 3b con, gia được ông kiếm mỗi năm hơn 60 triệu đồng. Đạt được thành công nhưng ông Bư không giữ kinh nghiệm cho riêng mình mà ông đem kiến thức, kỹ thuật và và kinh nghiệp chia sẻ cho các hộ gia đình xung quanh biết cách thức chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm để phòng bệnh...

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, theo định kỳ 2 lần/năm, xã An Bình đều phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức tập huấn kiến thức về nuôi trồng trong vĩnh vực nông nghiệp, qua đó góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình. Sau một thời gian chăn nuôi, hầu hết đàn bò, lợn, gà... của nhiều hộ gia đình người dân tộc Khmer phát triển tốt, số lượng đàn tăng nhanh. Đến nay, có gia đình đã người dân tộc Khmer đã đầu tư thêm vốn để mua gà, lợn về nuôi, nhờ đó thu nhập khá lên.

Ông Võ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: để giúp các hộ gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn xã có điều kiện phát triển kinh tế, giảm nghèo góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Thời gian qua xã luôn quan tâm chăm lo đời sống, phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc tiểu trên địa bàn. UBND xã đã triển khai thực hiện nhiều chính sách và đề xuất các nội dung cũng như công tác và xây dựng các chính sách dân tộc... Tiêu biểu như việc định hướng nghề nghiệp cho đồng bào, hằng năm UBND xã phối hợp với trung tâm, trạm khuyến nông, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động trong đó có lao động là người dân tộc thiểu số tham gia khóa học nghề; tham gia các lớp khuyến nông theo từng chủ đề cụ thể, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương như mở các lớp tập huấn phương pháp trồng cây cao su, điều, khoai mì, tiêu; chăn nuôi trâu, bò, heo, gà... Thực hiện dự án định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay đã có 112 hộ gia đình được cấp đất, vay vốn ngân hàng chính sách để phát triển canh tác trồng cây điều và cao su với tổng diện tích hơn 116 héc ta. Qua đó, giúp đồng bào phát triển sản xuất, ổn định đời sống... Công tác phổ cập giáo dục trong đồng bào dân tộc thiểu số, hàng năm vận động 100% con em đồng bào dân tộc thiểu số đến tuổi đến trường đi học. Phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội cho học sinh, sinh viên, cho con em đồng bào dân tộc theo nhu cầu vay vốn. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo trong xã, phối hợp các đoàn khám bệnh ưu tiên khám cho đồng bào dân tộc..."Trong thời gian tới UBND xãt tiếp tục triển khai đưa chủ trương, Nghị quyết, chính sách pháp của Đảng và Nhà nước đi vào đời sống Nhân dân trên địa bàn, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng cao trên tinh thần đoàn kết ngày càng thắt chặt hơn, cùng phát triển bền vững”: ông Lợi, chia sẻ.

 

Trương Đăng

                               

Từ khóa: