Những khó khăn trong chi trả chính sách an sinh không dùng tiền mặt theo Đề án 06 ở Cẩm Khê
(LĐXH)- Thực hiện nhiệm vụ chi trả chính sách an sinh không dùng tiền mặt theo Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Được biết, ngay sau khi UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch số 5098/KH-UBND, thực hiện hướng dẫn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phú Thọ, ngày 19/01/2024, UBND huyện Cẩm Khê đã ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện chuyển đổi số trong chi trả chế độ chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho đối tượng người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn.
UBND huyện giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Cẩm Khê tổng hợp kết quả chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn huyện, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phú Thọ định kỳ trước ngày 10 hàng tháng…
Theo thống kê, hiện nay, toàn huyện Cẩm Khê có 11.099 đối tượng đang hưởng chính sách an sinh xã hội hàng tháng. Trong đó, người có công với cách mạng là 2.055 người, đối tượng bảo trợ xã hội có 9.044 người (bao gồm cả đối tượng chăm sóc nuôi dưỡng), chiếm 25,5% dân số.
Hiện nay, việc chi trả trợ cấp qua tài khoản hàng tháng cho các đối tượng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Cẩm Khê phối hợp với Agribank Cẩm Khê, Liên việt Postbank Cẩm Khê, Vietinbank Cẩm Khê và Bưu điện huyện Cẩm Khê phối hợp triển khai thực hiện.
Qua thực tế triển khai thực hiện chi trả không dùng tiền mặt trong quý I/2024, đối với đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân người có công, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội Cẩm Khê phối hợp với cán bộ các ngân hàng thương mại thực hiện việc rà soát, mở tài khoản và chuyển tiền trực tiếp cho đối tượng khá thuận lợi. Đến nay, chưa có ý kiến đề xuất hay thắc mắc từ người dân cũng như đội ngũ cán bộ ngân hàng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chi trả chính sách an sinh không dùng tiền mặt theo Đề án 06, huyện Cẩm Khê cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, đó là: Do địa bàn rộng, số đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội đông, thường xuyên biến động, nhiều người khả năng tiếp cận thông tin và các kỹ năng thao tác sử dụng Smartphone hạn chế
Mặt khác, thói quen sử dụng tiền mặt, tâm lý e ngại khi tiếp nhận công nghệ mới, e ngại về an toàn, an ninh khi sử dụng thanh toán trực tuyến cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện. Việc chọn người ủy quyền để thanh toán qua tài khoản theo ý của đối tượng chính sách xã hội cũng có khó khăn nhất định do tâm lý e ngại người được ủy quyền nhận nhưng không trả lại đối tượng, hoặc người ủy quyền đã nhận tiền nhưng không báo lại đối tượng.
Toàn huyện Cẩm Khê hiện có 15 cây ATM, trong đó có 14 cây đặt tập trung tại trung tâm, chủ yếu tại các điểm giao dịch của ngân hàng và khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 01 cây đặt tại Phòng giao dịch xã Minh Tân phục vụ cho nhân dân các xã vùng thượng huyện. Khoảng cách từ các xã đến các điểm rút tiền xa, đặc biệt các xã vùng hạ huyện phải lên trung tâm huyện mới rút được tiền nên nhiều đối tượng và thân nhân không muốn mở, nhận tiền trợ cấp qua tài khoản tại ngân hàng.
Bên cạnh đó, một số đối tượng hoặc người được ủy quyền chưa có điện thoại thông minh nên chưa cài đặt được app ứng dụng phần mềm tài khoản ngân hàng, do vậy để rút tiền phát sinh thêm chi phí xăng xe, đi lại...
Khó khăn nữa là số tiền trợ cấp hàng tháng của đối tượng ít, khi mở tài khoản phải chịu các phí dịch vụ duy trì hàng tháng để sử dụng tài khoản theo quy định như: phí quản lý tài khoản, phí dịch vụ tin báo E-Mobile Banking (như Ngân hàng Agribank)… Do vậy còn nhiều đối tượng chưa muốn mở tài khoản, dùng tài khoản ngân hàng…
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt và giải quyết những khó khăn, vướng mắc nêu trên, UBND huyện Cẩm Khê kiến nghị Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ báo cáo cấp có thẩm quyền đề nghị các ngân hàng, phòng giao dịch đóng trên địa bàn các huyện nghiên cứu chính sách hỗ trợ, ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán, phí quản lý tài khoản, phí dịch vụ tin báo E-Mobile Banking, có chính sách áp dụng mở tài khoản số dư 0 đồng… cho các đối tượng người có công, các đối tượng xã hội khi mở, sử dụng tài khoản ngân hàng để nhận tiền chi trả an sinh xã hội hàng tháng; có kế hoạch lắp đặt thêm các cây ATM tại các cụm xã nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người hưởng trợ cấp an sinh xã hội nhận tiền qua thẻ.
Đồng thời, báo cáo UBND tỉnh cho phép UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh xã hội trực tiếp ký hợp đồng với các ngân hàng thương mại thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội có tài khoản và không thông qua Bưu điện huyện; về trình tự, thủ tục, chi phí chuyển tiền chi trả thì thực hiện như đối với đối tượng người có công đã có tài khoản như hiện nay.
Chí Tâm
Từ khóa:
không dùng
-
Thành phố Hồ Chí Minh số lao động rút BHXH một lần giảm mạnh
11-01-2025 10:49 00
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
09-01-2025 15:37 31
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46