Ninh Bình giải ngân cho 1.698 hộ mới thoát nghèo vay vốn phát triển sản xuất
(LĐXH)- Trong 9 tháng năm 2021, Ngân hàng Chính sách chi nhánh tỉnh Ninh Bình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho 474 hộ nghèo vay 25,152 tỷ đồng, 1.033 hộ cận nghèo vay 53,832 tỷ đồng và 1.698 hộ mới thoát nghèo vay 89,747 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất.
Theo báo cáo kết quả triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững của UBND tỉnh Ninh Bình, dự ước đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,5% và tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 2,0% (theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 - 2020).
Đến nay, 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, thôn trong tỉnh được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo. Công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 của tỉnh đảm bảo chính xác khách quan theo đúng quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025. 8/8 huyện, thành phố triển khai thực hiện hỗ trợ người dân tham gia các dự án giảm nghèo có hiệu quả theo quy định của mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Tỉnh cũng đã thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chính sách đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng khó khăn khác, như: chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế, trợ giúp pháp lý, tín dụng ưu đãi, hỗ trợ nhà ở, dạy nghề, tạo việc làm và hỗ trợ xuất khẩu lao động...
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) giải ngân vốn vay cho hộ nghèo trên địa bàn
Hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập và tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách với tổng kinh phí hỗ trợ 13,276 triệu đồng cho 15.610 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ y tế, đã thực hiện mua thẻ BHYT từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương cấp phát kịp thời cho 8.280 người thuộc hộ nghèo, 15.976 người thuộc hộ cận nghèo; 21.821 người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; 40.849 người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; 169.041 người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình với tổng kinh phí hỗ trợ trên 45,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, ngân sách tỉnh cũng đã cấp trên 5,4 tỷ đồng hỗ trợ tiền nước sạch sinh hoạt cho 15.488 hộ nghèo, hộ cận nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với mức 350.000 đồng/hộ, thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2021; cấp 2,1 tỷ đồng hỗ trợ các thành viên hộ nghèo người có công với cách mạng để đạt mức sống trên chuẩn nghèo.
Những kết quả trên đã giúp người nghèo cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập. Một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng, như: nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập... Về lâu dài, tác động của chương trình sẽ giúp người nghèo có được cơ hội tự vươn lên thoát nghèo bền vững, tự giải quyết được vấn đề nghèo đói cũng như những nhu cầu thiết yếu của gia đình mà không cần sự trợ giúp của cộng đồng và Nhà nước.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững; giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới…, năm 2022, tỉnh Ninh Bình đặt mục tiêu phấn đấu giảm 1,2% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2022 - 2025; 100% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.
Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước về y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, nước sạch và vệ sinh, thông tin, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế. Các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đủ điều kiện theo quy định sẽ được thụ hưởng các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững của trung ương và của tỉnh.
Nhằm đạt mục tiêu trên, tỉnh Ninh Bình đề xuất được hỗ trợ kinh phí đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển (tỉnh không có huyện nghèo) để phục vụ sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và dân sinh; hỗ trợ duy tu và bảo dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển.
Đồng thời, hỗ trợ thí điểm, xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình giảm nghèo, dự án giảm nghèo tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch thông qua các hình thức như: hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, tổ thoát nghèo, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mô hình khác để tạo việc làm, sinh kế bền vững, có thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo…
Lê Việt
Từ khóa:
-
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
07-01-2025 15:07 35
-
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
07-01-2025 14:55 59
-
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
06-01-2025 20:34 23
-
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng gặp mặt cán bộ hưu trí phía Nam mừng Xuân Ất Tỵ
05-01-2025 11:47 27
-
Hội đồng hương Nghệ An tại TP.HCM trao 500 triệu đồng ủng hộ người nghèo tỉnh Nghệ An đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
05-01-2025 09:50 37
-
Công viên 3.500 tỷ đồng tại Hà Nội thành hình
04-01-2025 16:29 52
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46