Ninh Binh: Lan tỏa phong trào Đền ơn đáp nghĩa
(LĐXH) – Phong trào Đền ơn đáp nghĩa ở Ninh Bình đã thực sự trở thành phong trào có sức lan tỏa sâu rộng trong tòan xã hội. Góp phần chăm lo tốt hơn đời sống cho các thương, bệnh binh, gia đình chính sách; thể hiện sự biết ơn, tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha anh đã cống hiến xương máu vì độc lập, tự do của dân tộc.
Trải qua các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, tỉnh Ninh Bình có trên 16.900 người con ưu tú anh dũng hy sinh được công nhận là liệt sỹ; 1.275 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; hơn 13.000 thương binh; trên 8.000 bệnh binh; trên 8.900 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học mang bệnh tật trong người đến hết đời…
nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ
Trong những năm qua, công tác thương binh, liệt sỹ, người có công và phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành, đoàn thể của tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực để thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tập trung chỉ đạo, giải quyết dứt điểm các tồn động về xác nhận đối tượng và giải quyết chính sách đối với người có công; từ năm 2017 đến nay đã giải quyết cho trên 28.000 lượt đối tượng người có công và thân nhân được hưởng chế độ theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” chăm sóc người có công được cấp ủy chính quyền các cấp và nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia; Đến nay đã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho trên 2.000 hộ với tổng kinh phí trên 68 tỷ đồng. Tặng 141 sổ vàng tiết kiệm tình nghĩa, trị giá 143 triệu đồng cho người có công. Hằng năm, vào các ngày lễ, Tết từ tỉnh đến cơ sở đều duy trì tốt việc thăm hỏi tặng quà cho người có công với cách mạng và gia đình liệt sĩ. Tỉnh cũng đã kịp thời phân công các cơ quan, đơn vị trong tỉnh nhận phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đến hết đời. Đặc biệt, đã vận động, đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa và An sinh xã hội” các cấp đạt hàng chục tỷ đồng; riêng quỹ cấp tỉnh đạt trên 31 tỷ đồng.
Những năm qua, phong trào Đền ơn đáp nghĩa đã thực sự trở thành phong trào sâu rộng trong các ngành, các cấp, đoàn thể, địa phương và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; góp phần chăm lo tốt hơn cho các gia đình chính sách, người có công. Trong đó, phải kể đến Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan đã luôn quan tâm, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các thương, bệnh binh. Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan cho biết: Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm đã tiếp nhận, điều trị, nuôi dưỡng trên 2.000 lượt thương, bệnh binh nặng trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Hiện tại, Trung tâm đang quản lý, nuôi dưỡng, điều trị phục hồi chức năng và thực hiện các chế độ chính sách cho 142 đối tượng, trong đó có 71 thương, bệnh binh của 22 tỉnh, thành trong cả nước (trong đó có 18 người không còn thân nhân chủ yếu); 23 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 48 người là đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mắc các bệnh về tâm thần. Có 89 ngôi mộ thương, bệnh binh từ trần được an táng tại Nghĩa trang Trung tâm.
Thời gian qua, Trung tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn cho các thương, bệnh binh theo các Thông tư, Nghị định Nhà nước quy định với người có công. Ngoài ra, Trung tâm đã làm tốt công tác xã hội hóa để đảm bảo đời sống sinh hoạt, tinh thần cho thương, bệnh binh.
Trong tháng 7, Trung tâm tổ chức đưa các thương, bệnh binh hướng về nguồn như về thăm lại di tích tại Thái Nguyên; đặc biệt quan tâm công tác nuôi dưỡng, xây dựng các thực đơn phù hợp với tiêu chuẩn, chế độ, phù hợp với từng bệnh của thương, bệnh binh. Sửa chữa, nâng cấp khoa điều trị cho các thương, bệnh binh tại Trung tâm. Tổ chức cho thương, bệnh binh dự lễ thăm, tặng quà của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, địa phương, các cấp, các ngành nhân dịp 27/7… Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của các thương, bệnh binh được đảm bảo; coi Trung tâm như ngôi nhà thứ hai của mình.
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, những năm qua, công tác Người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã được Thành ủy, HĐND, UBND, các cấp, các ngành, đoàn thể của thành phố Ninh Bình đặc biệt quan tâm. Các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của thành phố về công tác Thương binh, Liệt sĩ, người có công được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm. Từ năm 2017 đến 30/6/2022, thành phố đã chi trả trên 200.000 lượt đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với số tiền trên 330 tỷ đồng, trên 1.000 người hưởng trợ cấp thờ cúng, trên 20.000 lượt người hưởng chế độ BHYT do ngân sách Trung ương và trên 7.500 lượt người do ngân sách địa phương cấp. Chi trả trên 9 tỷ đồng cho hơn 2.000 lượt đối tượng hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo; Tập trung chỉ đạo, giải quyết dứt điểm các tồn đọng về xác nhận đối tượng và giải quyết chính sách đối với người có công.
Với sự quan tâm, chăm lo của các cấp, ngành, sự chung tay của toàn xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình chính sách, người có công ngày càng được nâng lên. Đến nay tỉnh Ninh Bình không còn hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; hầu hết các gia đình chính sách có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương; 100% xã, phường, thị trấn đã được công nhận là xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công./.
Hưng Cảnh
Từ khóa:
-
Triển khai công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
20-11-2024 09:31 20
-
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo ở Mỹ Xuyên
25-11-2024 16:34 53
-
Phát triển năng lực trẻ em - Hành động vì tương lai
25-11-2024 16:34 23
-
Yên Bái đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát
25-11-2024 14:28 35
-
Phụ nữ Nam Định với phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"
25-11-2024 11:17 09
-
Đắk Nông: Chú trọng nâng cao năng lực, giám sát và đánh giá Chương trình giảm nghèo
25-11-2024 11:16 03