Ninh Bình: Triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người cao tuổi
UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 27/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, đối tượng của Chương trình là người cao tuổi, ưu tiên người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật; hộ gia đình có người cao tuổi; Hội Người cao tuổi, Ban Đại diện người cao tuổi các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến người cao tuổi. Chương trình được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên hỗ trợ các địa phương có người cao tuổi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật; hộ gia đình có người cao tuổi cao so với dân số.
Một số mục tiêu cụ thể: Đến năm 2030, 100% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, có thẻ bảo hiểm y tế, người cao tuổi khi ốm đau, dịch bệnh được khám chữa bệnh và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng; người cao tuổi tâm thần nặng lang thang, người cao tuổi lang thang không có nơi cư trú được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng tại các cơ sở trợ giúp xã hội…; 90% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới nhiều hình thức khác nhau; 90% bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng), bệnh viện y học cổ truyền có buồng khám riêng cho người cao tuổi, bố trí giường điều trị nội trú cho người cao tuổi; 90% xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc mô hình câu lạc bộ khác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi…
Các cấp, các ngành luôn dành sự quan tâm, chăm sóc người cao tuổi
Các hoạt động chủ yếu sẽ được triển khai trong Chương trình bao gồm:
- Trợ giúp y tế, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bao gồm: Triển khai kịp thời chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý theo dõi sức khỏe người cao tuổi ở trạm y tế tuyến xã, ưu tiên nhóm người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên và từng bước mở rộng đến nhóm từ 65 tuổi trở lên; thực hiện khám chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi không có điều kiện đến cơ sở khám chữa bệnh; phát triển khoa lão khoa tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện có bộ phận lão khoa; phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người cao tuổi; phát triển mạng lưới nhân viên chăm sóc, thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại nhà và cộng đồng; tổ chức tập huấn và hướng dẫn để người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe, thành viên gia đình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
- Phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ chăm sóc, phục hồi chức năng: Quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, phục hồi chức năng cho người cao tuổi công lập và ngoài công lập; Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho các cơ sở trợ giúp xã hội đạt tiêu chuẩn quy định, bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng cho người cao tuổi; các cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện tốt các tiêu chuẩn và quy trình theo quy định, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ đối với người cao tuổi.
- Trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế, nhà ở: Thực hiện chính sách dạy nghề, việc làm, chuyển đổi nghề phù hợp với người cao tuổi; tư vấn, giới thiệu việc làm, hướng nghiệp cho người cao tuổi, ưu tiên hỗ trợ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn; thí điểm mô hình khởi nghiệp phù hợp với người cao tuổi; hỗ trợ các cơ sở của người cao tuổi phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp quy mô, trình độ quản lý; xây dựng mô hình điểm sinh kế đối với gia đình có người cao tuổi; ưu tiên được vay vốn với lãi suất ưu đãi để tạo việc làm, tăng thu nhập; thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng mô hình nhà xã hội an toàn tại cộng đồng chăm sóc người cao tuổi độc thân, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, bảo đảm người cao tuổi không phải sống trong nhà dột, nát.
- Trợ giúp tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao: Hoàn thiện và phát huy công năng của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; tiếp tục phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng, củng cố, phát huy hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, thể thao, quan tâm bố trí địa điểm, thời gian nhằm thu hút người cao tuổi tham gia; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phục vụ nhân dân, trong đó quan tâm đối tượng là người cao tuổi; hỗ trợ, giảm giá dịch vụ cho người cao tuổi khi họ tham gia các hoạt động, dịch vụ văn hóa, thể thao.
- Trợ giúp tham gia các hoạt động du lịch: Tăng cường quảng bá sản phẩm du lịch, cơ sở lưu trú, dịch vụ lữ hành phục vụ nhu cầu du lịch của người cao tuổi. Thực hiện giảm giá vé tham quan, du lịch cho người cao tuổi. Bồi dưỡng, tập huấn hướng dẫn viên kỹ năng hướng dẫn người cao tuổi tham gia khi hoạt động du lịch.
Phát huy vai trò của người cao tuổi: Tuyên truyền, khuyến khích người cao tuổi phát huy trí tuệ, kinh nghiệm tích cực xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng xã hội gắn kết, văn minh; nêu gương sáng, chí bền cho con, cháu noi theo. Vận động người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội tại địa phương; phát triển phong trào già làng, trưởng bản, người cao tuổi có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng làng văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu.
- Trợ giúp người cao tuổi sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Duy trì, phát triển và nâng cấp các cổng, trang tin điện tử trên địa bàn tỉnh hỗ trợ phù hợp cho người cao tuổi tiếp cận. Tích cực áp dụng các công nghệ, công cụ, biên soạn tài liệu phục vụ hướng dẫn, đào tạo người cao tuổi sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ hoạt động học tập, giảng dạy, truyền nghề, sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
- Trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi: Tăng cường thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, ưu tiên những nơi có nhiều người cao tuổi khó khăn về tài chính, bị bạo lực, bạo hành có nhu cầu trợ giúp pháp lý và tại Hội Người cao tuổi, Ban Đại diện người cao tuổi các cấp, các câu lạc bộ người cao tuổi, các cơ sở trợ giúp xã hội khi có yêu cầu và phù hợp với điều kiện của địa phương. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tăng cường năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi. Tích cực truyền thông về trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thích hợp.
Phòng chống dịch bệnh, giảm nhẹ thiên tai đối với người cao tuổi: Xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trợ giúp hoạt động phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai đối với người cao tuổi. Xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với người cao tuổi. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp người cao tuổi nhận thông tin cảnh báo sớm để ứng phó với dịch bệnh và thiên tai.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác trợ giúp xã hội: Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng cho đội ngũ cán bộ trợ giúp xã hội; tập huấn cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên và gia đình người cao tuổi về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người cao tuổi; cung cấp các video dạy kỹ năng cho gia đình, người cao tuổi để chăm sóc và phục hồi chức năng cho người cao tuổi tại cộng đồng.
-Truyền thông về người cao tuổi và vấn đề già hóa dân số: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về tác động và thích ứng với vấn đề già hóa dân số, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số tác động đến đời sống của người cao tuổi; trách nhiệm của gia đình, cộng đồng xã hội và nhà nước trong việc chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các hình thức tuyên truyền hiệu quả khác như: hội nghị, hội thảo, băng rôn, in ấn tờ rơi, áp phích, ấn phẩm... Tuyên truyền chính sách, pháp luật về người cao tuổi; các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở cộng đồng, mô hình hoạt động văn hóa, thể thao; mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả; phổ biến gương điển hình người cao tuổi trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Hỗ trợ hoạt động đối với tổ chức của người cao tuổi: Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hoạt động của Hội Người cao tuổi, Ban đại diện Hội người cao tuổi các cấp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục duy trì và phát triển Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi các cấp, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ giúp nhau chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Để Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030 sớm đi vào cuộc sống, Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể đến các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo thiết thực, hiệu quả./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
10-01-2025 19:53 38
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45
-
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
09-01-2025 08:39 32
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46