Ninh Thuận bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình
(LĐXH)-Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội. Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay.
Trong giai đoạn 2011-2020, Ninh Thuận cũng đã quan tâm triển khai nhiều hoạt động để thực hiện bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới. Bình đẳng giới trong gia đình là một mục tiêu quan trọng cần được quan tâm thúc đẩy thực hiện trong lộ trình thực hiện bình đẳng giới ở Ninh Thuận.
Thực tế tỉnh đã thực hiện rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần vào năm 2015 và xuống 1,5 lần vào năm 2020. Từ năm 2015-2015, số nạn nhân của bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh được phát hiện và tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là 2.308/5.772 lượt người, đạt 40%; số người gây bạo lực gia đình được phát hiện, được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình là 1.876/2.680 lượt người, đạt 70%. Ước thực hiện đến năm 2020, số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện và tư vấn pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là 85%; Số người gây bạo lực gia đình được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình là 85%. Cũng trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh cũng đạt 100% số nạn nhân (5 nạn nhân) bị buôn bán trở về thông qua trao trả được giải cứu, số nạn nhân bị mua bán tự trở về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng. Ước trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh không có trường hợp nào bị mua bán trở về.
Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, tỉnh Ninh Thuận đã tích cực triển khai xây dựng mô hình các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc và không có bạo lực, thu hút sự tham gia tích cực của nam giới. Mô hình này luôn được Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh quan tâm triển khai xây dựng và thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 548 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; 234 “Địa chỉ tin cậy dựa vào cộng đồng” tại 65/65 xã, phường, thị trấn; tổ chức Ngày hội truyền thông “Nam giới sẻ chia việc nhà” tại tỉnh với 411 đại biểu tham gia; tại 3 xã An Hải, Xuân Hải và Phước Hải có 4.250 lượt người dân tham gia với 7 buổi truyền thông. Đồng thời, trong giai đoạn 2011-2020, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức 05 lớp tập huấn, tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị biểu dương những gia đình tiêu biểu nuôi dạy con tốt và có 43 cuộc truyền thông cho 2.327 cán bộ Hội các cấp; phối hợp Sở Tư pháp, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Hội thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình” nhân ngày gia đình Việt Nam 28/6.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực triển khai xây dựng, thực hiện thí điểm và nhân rộng các mô hình tư vấn, hỗ trợ phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và mua bán người và các mô hình liên quan khác tại địa phương. Trong giai đoạn 2012-2015, UBND tỉnh đã chọn xã Cà Ná, huyện Thuận Nam là xã đầu tiên thí điểm mô hình “Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” của tỉnh. Kết quả, trong 04 năm triển khai mô hình, UBND xã Cà Ná đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã tổ chức 15 buổi tuyên truyền kiến thức về giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình tới toàn thể nhân dân trên địa bàn; Tổ hòa giải đã tổ chức hòa giải thành công cho 18 vụ liên quan đến bạo lực giới, tư vấn cho 86 đối tượng, ngăn chặn kịp thời bạo lực giới xảy ra. Ngoài ra, còn họp góp ý, phê bình, nhắc nhở các đối tượng có hành vi bạo lực tại 5 thôn. Đồng thời, một số quy ước, hương ước không phù hợp, cản trở việc đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới đã được sửa đổi, bổ sung.
Trong giai đoạn 2017-2020, thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc triển khai thí điểm Mô hình “Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh”, UBND tỉnh đã chọn xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam là địa phương triển khai thí điểm. Theo đó, xã Phước Diêm đã xây dựng Kế hoạch triển khai mô hình; thành lập Ban Quản lý mô hình; phân công trách nhiệm và địa bàn phụ trách đối với các thành viên trong Ban Quản lý mô hình; phân công thành viên trong Bản Quản lý trực điện thoại khẩn cấp thông báo công khai rộng rãi trên hệ thống phát thanh xã và qua các cuộc họp tới người dân trên địa bàn. Kết quả, trong 3 năm, Ban Quản lý Mô hình “Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh”đã lập hồ sơ và hỗ trợ, tiếp nhận, chăm sóc 44 đối tượng bị bạo lực tạm lánh, tổ chức tư vấn tâm lý cho hơn 67 đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình tại cơ sở, tổ chức 07 buổi tuyên truyền cho hơn 410 lượt người tham dự về các nội dung như: Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình…
Với những giải pháp tích cực, giai đoạn 2011-2020, tỉnh Ninh Thuận đã đảm bảo bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới. Kết quả thực hiện trong thời gian qua cho thấy, hầu hết người chồng đã hiết chia sẻ với vợ mình công việc nhà, chăm sóc con; cùng nhau bàn bạc và lựa chọn sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; con trai, con gái trong gia đình đều được yêu thương, quan tâm, chăm sóc bình đẳng như nhau; phụ nữ ngày càng có cơ hội và được chồng, gia đình tạo điều kiện tham gia các hoạt động kinh tế và xã hội ngoài cộng đồng… Trong thời gian tới, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất, trong đó nhấn mạnh tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình; Tiếp tục triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình đến năm 2030 và các Đề án, Chương trình, Kế hoạch về công tác gia đình giai đoạn từ 2021 -2030; Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh nhân rộng mô hình “Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh” tại cộng đồng nhằm góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh./.
Khánh Linh
Từ khóa:
-
Quảng Bình: Đề xuất một số nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2026-2030
25-12-2024 14:00 17
-
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
20-12-2024 12:36 14
-
Quyết liệt trong phòng chống mua bán người và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ cho nạn nhân
16-12-2024 12:29 41
-
Bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12
24-12-2024 16:28 16
-
Hà Nội tọa đàm tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách với người có công
24-12-2024 16:16 51
-
Huyện Bắc Quang: Thực hiện tốt công tác phòng, chống mua bán người
25-11-2024 16:09 02
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00