Theo đó, trong giai đoạn 1 của Đề án (2011 - 2015), địa phương tập trung trọng điểm vào công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về CTXH thông qua việc thực hiện nhiều bản tin, chuyên trang về nghề CTXH. Song song đó, xác định cần có một đội ngũ nhân chuyên nghiệp về ngành nghề này, trong 6 năm qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cử và tạo điều kiện cho 03 công chức đang làm việc trong ngành đi học lớp Cao học chuyên ngành CTXH; 12 trường hợp học lớp CTXH cấp cao; 07 trường hợp tham gia đào tạo giảng viên nghề CTXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức; phối hợp tổ chức đào tạo về chuyên ngành CTXH hệ trung cấp cho 38 học viên của ngành tại các xã, phường, thị trấn và các cơ sở trợ giúp xã hội; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ CTXH cho trên 1.500 lượt cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên tại cấp huyện, cấp xã và các cơ sở trợ giúp xã hội; tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh sách 46 cộng tác viên CTXH làm việc tại các xã, phường, thị trấn được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung; tham mưu UBND tỉnh bổ sung chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ CTXH và đổi tên Trung tâm Bảo trợ xã hội thành Trung tâm Công tác xã hội. Đến thời điểm này, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đã cung cấp một số dịch vụ CTXH chuyên biệt cho một số nhóm đối tượng.
Nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp ngày càng tăng, bao gồm cho nhiều nhóm đối tượng (Ảnh minh họa)
Tiếp tục thực hiện Quyết định 32, ngày 22/5/2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có quyết định ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2016-2020 nhằm phát triển Công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam với các mục tiêu cụ thể: Xây dựng, ban hành, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về nghề công tác xã hội; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; hoàn thiện chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Bám sát chủ trương chung, tỉnh Ninh Thuận đã cụ thể hóa các nhiệm vụ thực hiện trong giai đoạn 2 của Đề án: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH. Xây dựng và phát triển đội ngũ cộng tác viên CTXH cấp xã, phường, thị trấn đảm bảo có ít nhất từ 01 đến 02 cộng tác viên; Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; Trung tâm CTXH, các cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập và cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH; phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH; hình thành và phát triển mạng lưới nhân viên, cộng tác viên CTXH trong hệ thống trường học, bệnh viện, tư pháp và các lĩnh vực khác để việc trợ giúp ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu, đưa nghề CTXH ngày càng chuyên nghiệp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội ngày càng tiên tiến./.
Trần Huyền
-
Chợ hoa mỗi năm chỉ họp một lần: Đông khách ngắm, vắng người mua
23-01-2025 16:42 59
-
Cảnh giác chiêu lừa giả danh nhân viên đăng kiểm
23-01-2025 14:35 19
-
Cha mẹ mất sớm, anh trai tật nguyền giúp em gái đến trường
23-01-2025 07:32 54
-
Hà Nội: Tàu điện trên cao cũng chen chúc
22-01-2025 09:30 59
-
Hà Nội: Tiểu thương thức trắng đêm, cây Tết vẫn ế ẩm
21-01-2025 14:53 58
-
Đi mua cá chép cúng ông Táo tại chợ cá lớn nhất miền Bắc
21-01-2025 14:53 47