Phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”: Nét đẹp trong đời sống thường ngày ở Xuân Trường
(LĐXH)- Cùng với các chính sách ưu đãi của Nhà nước, phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” đã trở thành ý thức của mỗi người dân, thành nét đẹp trong đời sống văn hoá ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, từ đó phát huy sức mạnh của cả cộng đồng trên địa bàn huyện tham gia chăm lo chu đáo cho người có công.
Trải qua các cuộc kháng chiến, toàn huyện có trên 14.000 người tham gia hoạt động kháng chiến được Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương; 265 mẹ của các liệt sỹ được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; trên 1.000 TNXP; gần 2.000 người bị nhiễm chất độc hoá học; trên 2.000 thương binh, bệnh binh; gần 3.000 liệt sỹ đã vĩnh viễn nằm lại trên các chiến trường, máu xương của các anh đã hoà vào đất mẹ, tô thắm lá cờ Tổ quốc.
Quán triệt và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những năm qua cấp uỷ, chính quyền các cấp và nhân dân trong huyện đã có nhiều hoạt động, việc làm cụ thể, thiết thực, thấm đậm nghĩa tình dành cho các gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với nước.
Huyện thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công, nhất là những quy định mới ban hành; thực hiện đúng, đủ, chu đáo, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công; tập trung giải quyết những tồn đọng về xác nhận, công nhận người tham gia hoạt động kháng chiến. Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổ chức triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công. Hiện nay, Phòng đang thực hiện chi trả tiền trợ cấp hằng tháng cho gần 6.000 đối tượng người có công với tổng số tiền trên 8,2 tỷ đồng/tháng…
Bên cạnh đó, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện đã tích cực giải quyết dứt điểm những tồn tại về chính sách đối với người có công và triển khai thực hiện các chế độ, chính sách mới của Đảng và Nhà nước đối với người có công như: đối tượng người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; chế độ phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hồ sơ hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; giải quyết chế độ mai táng phí cho các đối tượng trong diện.
Hầu hết các xã, thị trấn đã thực hiện ưu tiên về ruộng đất, hỗ trợ về ngày công lao động; tạo điều kiện vay vốn với lãi suất thấp... giúp các đối tượng chính sách phát triển sản xuất kinh doanh, làm kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập; giải quyết chính sách và tạo điều kiện cho con em đối tượng chính sách người có công được học hành, được bố trí việc làm. Nhiều người là đối tượng chính sách người có công và con em đối tượng chính sách đã và đang tham gia công tác và giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước từ huyện đến cơ sở, phát huy tốt truyền thống cách mạng của ông cha.
Tính đến nay, toàn huyện đã tặng trên 2.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa với số tiền hơn 500 triệu đồng; xây dựng mới được 63 ngôi nhà tình nghĩa, hỗ trợ sửa chữa 154 ngôi nhà cho các đối tượng chính sách, thường xuyên thăm hỏi lúc ốm đau, tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách với tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng; quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được hình thành ở 2 cấp huyện và xã, mỗi năm tăng thêm trên 300 triệu đồng. Các Mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống được các cơ quan, đơn vị quan tâm chăm sóc chu đáo và nhận phụng dưỡng đến cuối đời với mức hỗ trợ 500.000đ/mẹ/ tháng. Đến nay, 100% số xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn nâng cao mức sống và an toàn về nhà ở cho các đối tượng chính sách, bảo đảm cho các hộ gia đình chính sách có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn so với mức sống trung bình của khu dân cư.
Công tác chăm lo sức khỏe người có công cũng được Phòng Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với các ngành liên quan tích cực thực hiện. Theo đó, 100% số đối tượng người có công với cách mạng được hưởng đầy đủ chế độ BHYT; đồng thời ngành Y tế đã phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và xã hội tổ chức theo chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho một số đối tượng người có công, đặc biệt là các cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương, bệnh binh nặng.
Vào các dịp Tết Nguyên đán, ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7) hằng năm, ngoài việc tổ chức rà soát, lập danh sách và chuyển quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ đến các đối tượng chính sách, huyện và các xã, thị trấn đều tổ chức các hoạt động kỷ niệm, viếng đền, nghĩa trang liệt sĩ; tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà, động viên các thương, bệnh binh, gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chăm lo của Đảng bộ, chính quyền địa phương và sự chung tay góp sức của cộng đồng, các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn đã có cuộc sống khá hơn so với trước, mức sống bình quân bằng và cao hơn người dân trên địa bàn. Các đối tượng chính sách người có công trên địa bàn huyện đều yên tâm, phấn khởi, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, chính quyền, nỗ lực phấn đấu để trở thành người công dân kiểu mẫu, gia đình cách mạng gương mẫu./.
Hải Uyên
Từ khóa:
-
Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
24-11-2024 08:01 44
-
Trao hỗ trợ sửa chữa nhà ở tới người có hoàn cảnh khó khăn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)
23-11-2024 18:50 59
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
07-11-2024 11:57 49
-
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
21-11-2024 11:06 29
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
- Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
- Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh