Phụ nữ Việt Nam nắm vị trí chủ chốt trong tất cả các lĩnh vực trọng yếu
(LĐXH) - Theo Báo cáo thống kê “Woman, Business and the Law” của Ngân hàng Thế giới (The World Bank) công bố đầu năm 2021 vừa qua, Việt Nam đạt 81,9/100 điểm về mức độ ảnh hưởng tiến bộ về luật pháp và quy định đối với cơ hội kinh tế của phụ nữ.
Cũng theo báo cáo này, Việt Nam đứng ngang hàng với Nhật Bản (81,9) trong thang điểm, được công nhận là 1 trong 26 nền kinh tế đạt được tiến bộ về luật pháp và quy định đối với phụ nữ tại một số lĩnh vực. Điểm tổng thể của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực được quan sát tại Đông Á & Thái Bình Dương (71,9). Trong khu vực Đông Á & Thái Bình Dương, điểm tối đa quan sát được là 91,3 (Đài Loan, Trung Quốc).
Phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài truyền thống
Báo cáo “Woman, Business and the Law 2021” đo lường mức độ ảnh hưởng của luật và quy định đối với cơ hội kinh tế của phụ nữ tại 190 nền kinh tế trên toàn thế giới trong khoảng thời gian từ tháng 9/2019 đến tháng 10/2020. Chỉ số này phân tích các quyền kinh tế trong các mốc quan trọng khác nhau trong cuộc đời làm việc của phụ nữ thông qua 8 chỉ số từ khả năng tự do đi lại đến các quyền tại nơi làm việc, thông qua các quyền khi kết hôn và sau khi sinh con, và làm thế nào luật pháp ngăn cản hoặc cho phép họ điều hành doanh nghiệp của riêng mình và quản lý tài sản cho đến khi nghỉ hưu.
Tại Việt Nam, dữ liệu được tiến hành tại Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước. Dựa trên thang điểm 100 dành cho 35 câu hỏi của 8 chỉ số, đây là nghiên cứu đầu tiên khẳng định khoảng cách về giới trong các biến số của chính sách trên cơ sở sử dụng các dữ liệu có chất lượng và khách quan. Báo cáo của WB cũng nhấn mạnh sự bất bình đẳng về pháp lý đối với phụ nữ đôi khi được giải thích một cách khiên cưỡng là để bảo vệ phụ nữ.
Khi đề cập đến luật về quyền tự do đi lại, luật ảnh hưởng đến quyết định làm việc của phụ nữ, quy định liên quan đến kết hôn, những ràng buộc đối với việc thành lập và điều hành doanh nghiệp của phụ nữ, sự khác biệt về giới trong tài sản và tài sản thừa kế, Việt Nam đạt điểm tuyệt đối.
Tuy nhiên, luật và quy định liên quan đến lương, quy mô lương hưu và công việc sau khi sinh con thì Việt Nam vẫn cần phải xem xét để cải thiện khoảng cách bất bình đẳng pháp lý đối với phụ nữ. Ví dụ, một trong những điểm thấp nhất của Việt Nam là chỉ số liên quan đến luật về quy mô lương hưu của phụ nữ (Chỉ số Hưu trí WBL2021). Để cải thiện Chỉ số hưu trí, Việt Nam có thể xem xét cân bằng độ tuổi, tại đó nam giới và phụ nữ có thể nghỉ hưu với đầy đủ các quyền lợi hưu trí, cân bằng tuổi nghỉ hưu bắt buộc đối với nam và nữ và tính các khoảng thời gian nghỉ việc do chăm sóc con cái vào lương hưu.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã dỡ bỏ các hạn chế đối với phụ nữ trong các công việc được coi là nguy hiểm. Báo cáo “Woman, Business and the Law 2021” cũng khẳng định tăng cường các cơ hội kinh tế cho phụ nữ sẽ cải thiện phúc lợi của các gia đình và cộng đồng, giảm nghèo khổ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quy chế bình đẳng trong kinh doanh sẽ là một trong nhiều nhân tố định hình cơ hội giúp phụ nữ điều hành kinh doanh thành công và có việc làm tốt.
Việt Nam thuộc top các quốc gia về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội
Trong buổi công bố kết quả nghiên cứu mới đây về vai trò của nữ đại biểu Quốc hội trong sự phát triển của Việt Nam giai đoạn 2016-2021 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam thực hiện cho thấy, Quốc hội khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) là nhiệm kỳ đầu tiên Việt Nam có nữ chủ tịch Quốc hội và cũng là khóa đầu tiên có 26,7% đại biểu là nữ. Theo báo cáo Phát triển con người năm 2020 của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội - đứng thứ 65 trên 162 quốc gia. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954) là nữ Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam đầu tiên trong lịch sử Việt Nam giữ chức vụ này.
Nghiên cứu “Vai trò của nữ đại biểu Quốc hội trong sự phát triển của Việt Nam giai đoạn 2016- 2021” cho thấy nam đại biểu Quốc hội chủ động hơn trong việc tiếp xúc với cử tri nhưng nữ đại biểu Quốc hội lại thường tiếp xúc với cử tri qua mạng xã hội hơn nam đại biểu.
Việt Nam thuộc top các quốc gia về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội
Nghiên cứu cũng cho thấy trong kế hoạch hành động, nữ đại biểu quan tâm hơn tới các lĩnh vực về giáo dục và đào tạo; y tế; văn hoá, thể thao và du lịch; dân tộc; lao động - thương binh và xã hội; tôn giáo và tín ngưỡng hơn so với nam đại biểu. Cả nam và nữ đại biểu Quốc hội đồng tình rằng nữ đại biểu thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong các lĩnh vực về giáo dục, y tế, lao động và việc làm.
Để đạt mục tiêu tăng số nữ đại biểu Quốc hội đến năm 2030, nghiên cứu khuyến nghị đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương 7 (Khóa XII). Cụ thể, cấp ủy viên các cấp phải đạt từ 20-25% là nữ; đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đạt trên 35% là nữ./.
Nguyễn Hoàng
Từ khóa:
-
Quảng Ninh tích cực vận động nguồn lực xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
20-11-2024 17:42 05
-
Bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12
24-12-2024 16:28 16
-
Hà Nội tọa đàm tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách với người có công
24-12-2024 16:16 51
-
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
23-12-2024 22:22 36
-
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
23-12-2024 22:20 15
-
Ninh Thuận: Đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
13-12-2024 15:52 15
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00