Phú Thọ chung tay giúp đỡ các đối tượng yếu thế vươn lên trong cuộc sống
(LĐXH)- Những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã triển khai hiệu quả nhiều hoạt động chung tay hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng yếu thế trên địa bàn vươn lên trong cuộc sống.
Theo thống kê, tổng số đối tượng bảo trợ xã hội của tỉnh Phú Thọ là 68.690 người, tổng kinh phí chi trả gần 420 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh có hơn 5.600 người mắc bệnh tâm thần và 214 người có nhu cầu được nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở bảo trợ xã hội; gần 230.000 người mang các loại khuyết tật về tai nghe, chân, mắt, trí nhớ, trong đó có nhiều người mang cả hai, ba loại khuyết tật. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có hơn 80.000 trẻ em dưới 16 tuổi đang sống trong các gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo; trên 4.600 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có trên 2.100 trẻ khuyết tật nặng và gần 2.400 trẻ em mồ côi…
Thanh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó chủ yếu là người Mường, Dao. Thời gian qua, xác định công tác nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng, các cấp, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, cá nhân, nhân dân chung tay đóng góp, thực hiện nhiều hoạt động từ thiện xã hội, cứu trợ nhân đạo, xây dựng nhà đại đoàn kết, vận động quỹ “Vì người nghèo”, hỗ trợ, giúp đỡ, chăm lo cho người nghèo, gia đình chính sách, các đối tượng yếu thế trên địa bàn.
Lãnh đạo huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) tặng quà Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 cho các đối tượng yếu thế
Mới đây, trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, huyện Tân Sơn đã vận động và trao 8.855 suất quà, tổng trị giá trên 3,3 tỉ đồng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người già có hoàn cảnh khó khăn; trong đó, Ủy ban MTTQ huyện trao 391 suất quà trị giá 224 triệu đồng…
Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phú Thọ, trong năm 2021, tỉnh thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên cho 67.150 đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội tại cộng đồng và các cơ sở bảo trợ xã hội với tổng kinh phí trên 419 tỷ đồng. Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, toàn tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng 24.838 suất quà cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn với tổng kinh phí gần 11,586 tỷ đồng, bao gồm: người nghèo 14.968 suất, kinh phí 7.879.250.000 đồng; đối tượng bảo trợ xã hội 857 suất, với số tiền 513.865.000 đồng; người cao tuổi 7.001 suất, với kinh phí hơn 3,191 tỷ đồng; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, vùng sâu vùng xa 2.102 suất, tổng số tiền gần 1,097 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ các đối tượng khác 3.3212 suất quà, với số tiền hơn 2,089 tỷ đồng.
Được biết, để công tác hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện kịp thời, đảm bảo chính xác, Sở Lao động - TBXH Phú Thọ đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh có phương án hỗ trợ, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách cho đối tượng bảo trợ xã hội. Đồng thời, triển khai, hướng dẫn các huyện, thành, thị rà soát số đối tượng bảo trợ xã hội, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân để có kế hoạch hỗ trợ và thực hiện tốt công tác xét duyệt hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội. Bằng nhiều hoạt động thiết thực như: thăm hỏi, tặng quà, tặng xe lăn, hỗ trợ phát triển kinh tế, xây dựng nhà ở, tỉnh và các địa phương trên địa bàn đã giúp đối tượng và gia đình cải thiện đời sống, tạo niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Đến nay, công tác an sinh xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần hình thành xã hội công bằng và bảo đảm định hướng an sinh xã hội bền vững. Các chính sách và giải pháp an sinh xã hội đã giúp các đối tượng thụ hưởng tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, bảo đảm việc làm... Ngoài ra, nhờ sự quan tâm, trợ giúp từ cộng đồng xã hội, chất lượng cuộc sống của các đối tượng yếu thế cũng từng bước được cải thiện, có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội, tăng cường học hỏi, hiểu biết để bắt kịp với xu hướng phát triển của xã hội.
Đặc biệt, với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, bằng nhiều việc làm cụ thể và thiết thực được tổ chức thường xuyên, liên tục đã góp phần khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng, thắp lên hy vọng, tạo động lực cho những cảnh đời kém may mắn ở Phú Thọ vươn lên ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
10-01-2025 19:53 38
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45
-
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
09-01-2025 08:39 32
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46