Mặc dù các hoạt động CTXH ở Quan Hoá đã được triển khai rộng khắp nhưng theo ông Trần Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn. Trước hết, địa phương vẫn chưa có hệ thống cán bộ làm CTXH chuyên nghiệp, việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến CTXH được giao cho phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, y tế, giáo dục, Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức đoàn thể dẫn đến những khó khăn, hạn chế trong thực hiện trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế, nhất là khi huyện Quan Hóa vẫn là một huyện nghèo, đặc biệt khó khăn, số đối tượng cần trợ giúp xã hội lớn. Kết cấu hạ tầng kém và chưa đồng bộ; khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cần nghèo còn cao, giảm nghèo chưa bền vững, thu nhập bình quân đầu người thấp so với bình quân chung của khu vực miền núi. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cũng gặp khó khăn vì người nghiện đều là người dân tộc và thuộc hộ nghèo. Công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, nhất là lao động trong nông nghiệp. Một số các ban, ngành, đoàn thể, người dân chưa nhận thức sâu sắc, hiểu biết về hệ thống văn bản quy định về lĩnh vực CTXH cũng như vai trò, ý nghĩa của nghề này trong hỗ trợ cho các nhóm đối tượng yếu thế tại cộng đồng…
“Cần có những chính sách cụ thể nhằm phát triển nghề CTXH trên địa bàn huyện Quan Hóa, trong đó có chính sách nhằm phát triển nghề CTXH với người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân bị bạo lực, người nghiện, người dễ bị tổn thương… nhằm giúp họ tăng năng lực, chủ động tự tin thụ hưởng các chính sách của nhà nước một cách tốt nhất, làm cho chính sách của Đảng và Nhà nước đến với các nhóm đối tượng yếu thế được tốt nhất. Mặt khác, cần phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế. Xây dựng đội ngũ nhân viên xã hội tâm huyết với nghề và có chính sách đãi ngộ phù hợp với nhân viên xã hội”, theo quan điểm của ông Trần Văn Hùng.
Để phát triển nghề CTXH sâu rộng và đạt hiệu quả cao trên địa bàn huyện Quan Hóa theo mục tiêu chung tại Quyết định 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 73/KH- UBND ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển CTXH giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Quan Hóa đã xây dựng kế hoạch cụ thể về phát triển Chương trình CTXH giai đoạn 2021-2030. Trong đó, nhấn mạnh cần tập trung một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như sau: Phát triển công tác xã hội phải gắn với việc xây dựng các đề án, các nhóm chính sách đặc thù trên địa bàn. Phát triển CTXH trong việc tiếp tục thực hiện các chính sách còn hiệu lực, có hiệu quả, trong đó ưu tiên các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, giảm nghèo bền vững và cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của các nhóm đối tượng yếu thế thông qua các chính sách về y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, nhà ở, đất đai, hạ tầng phục vụ dân sinh. Có giải pháp phát triển đội ngũ nhân viên CTXH ở cấp huyện, cấp xã trong việc hỗ trợ các nhóm đối tượng yếu thế tiếp cận với các chính sách dịch vụ xã hội, đồng thời, tăng cường năng lực và nâng cao vị thế của CTXH đối với các nhóm đối tượng có nhu cầu cần trợ giúp.
Trần Huyền
-
Thành phố Hồ Chí Minh số lao động rút BHXH một lần giảm mạnh
11-01-2025 10:49 00
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
09-01-2025 15:37 31
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45