Quảng Bình kịp thời hỗ trợ trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí
(LĐXH)- Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã kịp thời hỗ trợ, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí sớm phục hồi, hòa nhập cộng đồng, hướng đến đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Thống kê đến thời điểm cuối tháng 9/2022, toàn tỉnh Quảng Bình có 47.716 đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội tại cộng đồng và 6.071 người chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng với tổng kinh phí trợ cấp hàng tháng hơn 28 tỷ đồng/tháng.
Hiện tại, tổng số đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội là gần 250 người, với kinh phí trợ cấp hàng tháng hơn 4,1 tỷ đồng/tháng. Các đối tượng đều được nuôi dưỡng, chăm sóc đảm bảo tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản giúp cho việc thực hiện các chế độ một cách đầy đủ, kịp thời, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tặng quà cho người bệnh đang điều trị tại Trung tâm Chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Quảng Bình
Kết quả trong 9 tháng đầu năm 2022, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ, can thiệp, tư vấn tâm lý kịp thời cho 06 trường hợp trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo hành, xâm hại tình dục giúp các đối tượng ổn định tâm lý, hòa nhập với cộng đồng. Thực hiện tốt các hoạt động cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với các đối tượng: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, nạn nhân bom mìn, người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy, mại dâm, bạo hành gia đình, xâm hại tình dục, phụ nữ bị buôn bán...
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho trẻ em và gia đình, các đối tượng đang nuôi dưỡng tại Trung tâm về phòng ngừa các hành vi xâm hại, bạo lực, bóc lột...; trang bị kỹ năng cho các nhóm trẻ em có nguy cơ cao bị xâm hại, bạo lực và ngược đãi trong gia đình và ngoài cộng đồng để phòng ngừa hoặc khả năng đối phó với tình huống gặp phải. Thực hiện cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với các đối tượng: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, nạn nhân bom mìn, người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy, mại dâm, bạo hành gia đình, xâm hại tình dục, phụ nữ bị buôn bán.
Cũng trong 9 tháng năm 2022, Trung tâm Chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Quảng Bình tiếp nhận 24 đối tượng mới vào chăm sóc, nuôi dưỡng (đã có 02 đối tượng trở về tái hòa nhập cộng đồng). Hiện tại, Trung tâm đang nuôi dưỡng 155 đối tượng (trong đó có 122 nam và 33 nữ).
Định kỳ, Trung tâm Chăm sóc và phục hổi chức năng cho người tâm thần phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thăm khám cho đối tượng tâm thần, thực hiện tốt công tác điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hổi chức năng cho đối tượng. Trung tâm thường xuyên tổ chức nhiều chương trình, hoạt động đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng, như: hàng tuần tổ chức sinh hoạt văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí, lao động phục hồi chức năng phù hợp với sức khỏe cho từng nhóm đối tượng. Ngoài ra, Trung tâm còn thường xuyên liên lạc với gia đình có đối tượng hay đau ốm để gia đình đối tượng biết được tình hình sức khỏe và phối hợp chăm sóc khi đối tượng nhập viện.
Theo kế hoạch trong năm 2022, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức 08 hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội các cấp tại 08 huyện, thị xã, thành phố; 08 hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên làm công tác chăm sóc, phục hổi chức năng và trợ giúp cho trẻ em tự kỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bao gồm lãnh đạo, cán bộ, cộng tác viên làm công tác chăm sóc, phục hổi chức năng và trợ giúp cho trẻ tự kỷ tại các huyện/thị xã: Ba Đồn, Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy.
Để thực hiện hiệu quả hoạt động trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 – 2030 theo Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ, những tháng cuối năm 2022 và trong năm 2023, tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục thực hiện tốt chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; chính sách bảo hiểm y tế cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí. Thực hiện dịch vụ phát hiện sớm trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí; tuyên truyền, tư vấn về phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
Thực hiện tốt các chính sách về giáo dục đối với trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí, bảo đảm phổ cập giáo dục đối với trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; chính sách ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên tham gia giáo dục đối với trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí. Thực hiện chương trình phòng ngừa, can thiệp sớm các trường hợp học sinh, sinh viên có biểu hiện tự kỷ và rối nhiễu tâm trí trong các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Hướng nghiệp, tổ chức lao động trị liệu, văn hóa và thể thao phù hợp cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở phục hồi chức năng. Ưu tiên gia đình người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí được vay vốn ưu đãi để tạo việc làm và mở rộng việc làm…
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Thái Nguyên: Chú trọng quản lý các công trình ghi công liệt sĩ
15-11-2024 18:15 50
-
Quận Cầu Giấy: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
15-11-2024 17:18 24
-
Huyện Phú Lương phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn
02-11-2024 16:33 08
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55