Quảng Bình: Tăng cường công tác chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật
Mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, song tỉnh Quảng Bình vẫn luôn quan tâm chú trọng công tác trợ giúp người khuyết tật ổn định cuộc sống và vươn lên hòa nhập với xã hội.
Toàn tỉnh Quảng Bình hiện có trên 45.000 người khuyết tật, chiếm khoảng 5% dân số, trong đó có 6.984 người khuyết tật vận động, hơn 1.400 người khuyết tật nghe và nói, 4.647 người khuyết tật thần kinh.
Chia theo mức độ khuyết tật thì có 3.566 người khuyết tật đặc biệt nặng, 12.528 người khuyết tật nặng và 2.258 người khuyết tật nhẹ. Đa phần người khuyết tật trên địa bàn tỉnh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, có trình độ học vấn thấp, không thể sống tự lập, chỉ có khoảng trên 15% tự tạo được thu nhập.
Thực hiện Luật người khuyết tật và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 và các văn bản khác, tỉnh Quảng Bình đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với người khuyết tật.
Người khuyết tật được quan tâm hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm
Hàng năm, tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai cụ thể hóa, lồng ghép công tác người khuyết tật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị mình nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người khuyết tật. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật, phổ biến các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời để giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích và khuyết tật do các thương tích khác gây ra; phòng chống phân biệt đối xử đối với người khuyết tật, các chính sách bảo trợ xã hội.
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 18.000 người khuyết tật đang hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng và 2.207 hộ gia đình, cá nhân trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
Trên địa bàn tỉnh còn có 235 người khuyết tật đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội trong tỉnh. Công tác xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Thông qua hoạt động của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh, Hội Vì sự phát triển của người khuyết tật, Hội Chữ thập đỏ, Quỹ Bảo trợ trẻ em…, trong những năm qua, tỉnh đã hỗ trợ 1.092 xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật, phẫu thuật tim, mắt cho 1.200 trẻ, phục hồi chức năng cho 596 người khuyết tật, góp phần giúp đối tượng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Trên địa bàn tỉnh còn có 235 người khuyết tật đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội trong tỉnh. Công tác xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Thông qua hoạt động của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh, Hội Vì sự phát triển của người khuyết tật, Hội Chữ thập đỏ, Quỹ Bảo trợ trẻ em…, trong những năm qua, tỉnh đã hỗ trợ 1.092 xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật, phẫu thuật tim, mắt cho 1.200 trẻ, phục hồi chức năng cho 596 người khuyết tật, góp phần giúp đối tượng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Công tác xác nhận khuyết tật và hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật ở cấp xã cũng được chú trọng. Đến nay, tỉnh Quảng Bình có trên 16.000 người khuyết tật được xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác định mức độ khuyết tật; 100% người khuyết tật thuộc hộ nghèo, người khuyết tật đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội tại cộng đồng được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh và tư vấn phù hợp đối với người khuyết tật, đặc biệt ưu tiên cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Thực hiện chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, tỉnh đã mở được 2 lớp dạy nghề may công nghiệp và làm chổi cho 97 người khuyết tật. Ngoài ra, hàng năm, tỉnh còn tổ chức dạy nghề cho hàng trăm người khuyết tật với các nghề chủ yếu như may mặc, thủ công mỹ nghệ, sửa chữa xe máy, điện tử… Các cơ sở dạy nghề còn tích cực chủ động tìm việc làm cho người khuyết tật, giúp họ ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện miễn, giảm giá vé đối với người khuyết tật khi tham gia giao thông trên các phương tiện vận tải hành khách công cộng; Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật như tư vấn pháp luật; Tham gia bào chữa, đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý là người khuyết tật; Trợ giúp pháp lý lưu động miễn phí; Sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; Tập huấn cho gia đình người khuyết tật về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật, tập huấn các kỹ năng sống cho người khuyết tật …
PV
Từ khóa:
-
Xe ôm công nghệ tắt app, kiếm tiền triệu nhờ vận chuyển cây cảnh dịp Tết
20-01-2025 16:19 06
-
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức họp mặt chúc tết cán bộ hưu trí của Sở qua các thời kỳ
20-01-2025 16:19 00
-
Hưng Yên: Thực hiện kịp thời trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 64.000 đối tượng
20-01-2025 11:41 48
-
Nhân rộng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên vùng đất Thép Thái Nguyên
17-01-2025 15:30 19
-
Du khách mang thuốc lá điện tử vào Việt Nam có thể bị xử tù
17-01-2025 08:11 49
-
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm mảnh giấy: ‘Em là sinh viên, không nuôi được con’
16-01-2025 15:55 09