Quảng Nam: Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
(LĐXH)- Tỉnh Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các dự án trong Chương trình MTTQ giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo.
Tập huấn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Trên cơ sở văn bản chính sách của Trung ương, Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/5/2021 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Các sở, ngành đã ban hành nhiều văn bản tổ chức thực hiện, đảm bảo kịp thời, đúng nhiệm vụ được phân công. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống cho một số đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đang hưởng chính sách người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hộ nghèo trên địa bàn tỉnh; Thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh giai đoạn 2021-2025, tiếp tục kiện toàn Văn phòng Chương trình hỗ trợ giảm nghèo tỉnh.
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã triển khai các dự án Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội tại 6 huyện nghèo, với 97 công trình/dự án trong năm 2022, tính đến cuối năm đã giải ngân đạt tỷ lệ 23,3%; phân bổ vốn sự nghiệp cho các huyện nghèo để duy tu và bảo dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu.
Thực hiện dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, tỉnh đã phân bổ kinh phí cho các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện. Theo đó, tỉnh đã phân bổ 12.231,254 triệu đồng cho Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện Tiểu dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, đến ngày 31/12/2022 đã giải ngân 1.165,830 triệu đồng. Đồng thời phân bổ kinh phí cho sở, ngành, đơn vị của tỉnh, các cơ sở GDNN và UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện Tiểu dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn. Hiện nay, hầu hết các địa phương đã xây dựng kế hoạch và đang tổ chức triển khai, giải ngân nguồn vốn thực hiện.
Triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh đã đăng ký 02 huyện nghèo: huyện Phước Sơn và Bắc Trà My tham gia Đề án. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn UBND huyện Phước Sơn và Bắc Trà My xây dựng kế hoạch thực hiện. Dự kiến tổng kinh phí từ nguồn ngân sách hỗ trợ thực hiện kế hoạch hỗ trợ huyện nghèo Phước Sơn và huyện nghèo Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 là 1.285.190 triệu đồng (Ngân sách trung ương: 187.480 triệu đồng, ngân sách địa phương: 95.696 triệu đồng, vốn lồng ghép: 1.002.015 triệu đồng).
Cùng với đó, tỉnh Quảng Nam cũng tập trung hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua phân bổ hơn 1,4 tỷ đồng cho Sở Lao động – TBXH và UBND các huyện nghèo để triển khai thực hiện. Hỗ trợ việc làm bền vững với kinh phí hơn 4,1 tỷ đồng. Xây dựng Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đẩy mạnh công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực thực hiện Chương trình giảm nghèo. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo, chính sách hỗ trợ cán bộ giảm nghèo cấp xã theo Nghị quyết của HĐND tỉnh... Thực hiện các chính sách giảm nghèo chung của quốc gia như chính sách tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, y tế, giáo dục, nhà ở, trợ giúp pháp lý…
Nhìn chung, theo đánh giá việc phân bổ vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được thực hiện theo đúng nguyên tắc tiêu chí và định mức quy định. Trong tổ chức thực hiện ở địa phương, hầu hết cấp huyện và cấp xã đều chủ động xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch với các giải pháp phù hợp, giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách giảm nghèo, khuyến khích thoát nghèo bền vững. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm, đạt và vượt mục tiêu đề ra hằng năm, cụ thể: năm 2021 giảm 3.156 hộ nghèo/2.000 hộ theo chỉ tiêu giao, vượt 158% so với kế hoạch đề ra; năm 2022 giảm 3.981 hộ nghèo/3.000 hộ theo chỉ tiêu giao, vượt 132,7% so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối năm 2022, tỉnh Quảng Nam còn 29.146 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, chiếm tỷ lệ 6,63%; 8.673 hộ cận nghèo, tỷ lệ 1,97%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 7,7%; Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 10,02%.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Nghiên cứu thực trạng nghèo của tỉnh để xây dựng các Đề án trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành các Nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo bền vững.../.
Nguyễn Thu Hương
Từ khóa:
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
12-11-2024 17:27 08
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
12-11-2024 14:29 01