Quảng Ngãi: Tăng cường truyền thông và giảm nghèo về thông tin
(LĐXH)- Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tỉnh Lâm Đồng đang chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện các dự án, tiểu dự án, trong đó tỉnh cũng đặc biệt chú trọng công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Trên cơ sở kinh phí được phân bổ, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức triển khai thực hiện nâng cao năng lực cho 200 cán bộ thông tin và truyền thông; đặt hàng Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sản xuất tin, bài và phát trên sóng phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử tuyên truyền về Chương trình; sản xuất các tác phẩm báo chí để cung cấp nội dung thiết yếu. Các địa phương đang xây dựng và thực thông tin truyên truyền các tin, bài trên Trang tin điện tử của địa phương và xuất bản tài liệu truyên truyền. Kết quả giải ngân: ước thực hiện đến 30/6/2023 là 468 triệu đồng (trung ương 406 triệu đồng, địa phương 62 triệu đồng).
Đối với Tiểu dự án 2. Truyền thông về giảm nghèo đa chiều, kinh phí: Ngân sách trung ương 634 triệu đồng; ngân sách địa phương 95 triệu đồng. Sở Lao động –Thương binh và Xã hội đã ký hợp đồng với Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ngãi xây dựng 11 phóng sự tuyên truyền về công tác giảm nghèo bền vững năm 2022 phát trên sóng truyền hình và phát thanh (đồng thời dịch ra tiếng dân tộc thiểu số Hre và Cor phát trên sóng truyền hình và phát thanh); Xây dựng 06 pano tuyên tuyền chính sách giảm nghèo tại 03 huyện (Sơn Tây, Trà Bồng và Ba Tơ)... Các địa phương đang tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức (pano, phát thanh,…) về các dự án, chính sách chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Quảng Ngãi chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Căn cứ kế hoạch này, các địa phương đang tổ chức triển khai thực hiện phong trào. Ước thực hiện đến 30/6/2023, giải ngân được 582 triệu đồng (trung ương 507 triệu đồng, địa phương 75 triệu đồng).
Ngoài ra, tỉnh Quảng Ngãi cũng chú trọng nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trìnhMTQG giảm nghèo. Theo đó, đối với Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình, kinh phí ngân sách trung ương 4.097 triệu đồng, ngân sách địa phương 615 triệu đồng. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã triển khai, tổ chức 07 lớp tập huấn cho 917 cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo các cấp và 07 lớp tập huấn cho 746 đối tượng là cán bộ thôn, các chi hội thôn. Các địa phương cũng đã tổ chức 20 tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo cho 702 lượt cán bộ cấp huyện (20 người), cấp xã (97 người) và thôn (585 người). Kết quả giải ngân giải: ước thực hiện đến 30/6/2023 là 3.769 triệu đồng (trung ương 3.278 triệu đồng, địa phương 491 triệu đồng).
Trên cơ sở kết quả đạt được, trong giai đoạn 2024-2025, tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1-1,5%/năm; Đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo giảm 1/2 so với đầu kỳ (đầu năm 2022); Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân trên 3%. Tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bền vững; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc ta đối với người nghèo. Khơi dậy ý chí tự lực tự cường của người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Đổi mới phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.
Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp; cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, lãng phí và các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Chương trình "Tết cho trẻ em nghèo" trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
12-01-2025 20:07 40
-
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
12-01-2025 13:33 05
-
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội
12-01-2025 13:32 51
-
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
09-01-2025 18:18 06
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46