Quảng Ngãi: Quan tâm thực hiện chương trình trợ giúp cho người tâm thần
(LĐXH) - Thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỉ và người rối nhiễu tâm trí sớm phục hồi, hòa nhập cộng đồng, hướng đến an sinh xã hội.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện toàn tỉnh Quảng Ngãi có 7.815 người tự kỷ, tâm thần, rối nhiễu tâm trí, chiếm 0,54%/dân số. Trong đó, có 6.659 người tâm thần nặng và đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; 1.156 người tâm thần nhẹ, trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí đang được chăm sóc, quản lý tại cộng đồng... Ngày 26/5/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ra Quyết định số 742/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu, mỗi năm có ít nhất 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỉ và người rối nhiễu tâm trí được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; có ít nhất 70% trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội; ít nhất 400 người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; 100% gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định…
Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu, mỗi năm có ít nhất 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỉ và người rối nhiễu tâm trí được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; có ít nhất 70% trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội; ít nhất 400 người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; 100% gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định…
Để đạt được mục tiêu, tỉnh tập trung triển khai nhiều giải pháp trọng tâm như: Truyền thông nâng cao nhận thức về chứng tự kỷ, tâm thần, rối nhiễu tâm trí; trợ giúp y tế, giáo dục, hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế, văn hóa, thể thao; nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác xã hội tại cộng đồng. Đồng thời, tỉnh quy hoạch, phát triển, nâng cấp và mở rộng mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần và rối nhiễu tâm trí nặng, cho trẻ tự kỷ (công lập và ngoài công lập)... Theo đó, trong năm 2022, lần đầu tiên Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi tổ chức dạy nghề cho người tâm thần. Nghề được chọn dạy cho các học viên là nghề làm chổi đót. Theo các nhân viên tại Trung tâm, đây cũng là một trong những cách trị liệu hiệu quả cho người bệnh. Chị Lê Thị Bảy, nhân viên Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ, một số người khi tinh thần bất ổn mà được hoạt động tay chân, làm việc như thế này sẽ giúp tinh thần họ thoải mái hơn. Ngoài việc dạy nghề, các nhân viên còn phải thường xuyên chia sẻ tâm tư để hiểu được nguyện vọng của người bệnh...
Lớp dạy nghề làm chổi đót ở Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Còn Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hoà nhập tỉnh là nơi cung cấp các dịch vụ giáo dục hòa nhập có chất lượng cho học sinh khuyết tật dạng tâm thần, trẻ tự kỷ và rối nhiễu tâm trí. Mỗi năm, Trung tâm nhận chăm sóc và nuôi dạy cho gần 100 trẻ bị khiếm thính và tự kỉ.
Ông Trần Văn Thế, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hòa nhập tỉnh cho biết, ngoài việc tổ chức cho các cháu rèn luyện các kỹ năng tự ăn uống, vệ sinh cá nhân, chúng tôi còn dạy các cháu các kỹ năng trong cuộc sống cũng như phối hợp với phụ huynh và một số cơ sở giáo dục để dạy chữ; từ đó giúp các cháu tự tin hòa nhập cộng đồng. Bình quân mỗi năm có khoảng 20 cháu được hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.
Ông Trần Văn Thế, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hòa nhập tỉnh cho biết, ngoài việc tổ chức cho các cháu rèn luyện các kỹ năng tự ăn uống, vệ sinh cá nhân, chúng tôi còn dạy các cháu các kỹ năng trong cuộc sống cũng như phối hợp với phụ huynh và một số cơ sở giáo dục để dạy chữ; từ đó giúp các cháu tự tin hòa nhập cộng đồng. Bình quân mỗi năm có khoảng 20 cháu được hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 1.700 người tham gia làm công tác xã hội. Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đặt mục tiêu có ít 80% cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, ngay từ đầu năm 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội.
Chị Huỳnh Thị Tuyết Mai, nhân viên Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn ở thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, cho biết: “Được tham gia các lớp tập huấn giúp chúng tôi bổ sung thêm kiến thức, kĩ năng, phương pháp để giáo dục cho trẻ tự kỉ, người tâm thần cũng như rối nhiễu tâm lí. Đồng thời giúp chúng tôi có kỹ năng để tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan đến việc phát hiện, chăm sóc, quản lý người bệnh tại gia đình, cộng đồng”.
Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỉ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025 được các cấp, các ngành tỉnh Quảng Ngãi tích cực triển khai thực hiện. Bước đầu, Chương trình đã và đang mang lại hiệu quả, giúp những người yếu thế được chăm sóc, hòa nhập cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội, thực hiện các mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh./.
Chị Huỳnh Thị Tuyết Mai, nhân viên Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn ở thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, cho biết: “Được tham gia các lớp tập huấn giúp chúng tôi bổ sung thêm kiến thức, kĩ năng, phương pháp để giáo dục cho trẻ tự kỉ, người tâm thần cũng như rối nhiễu tâm lí. Đồng thời giúp chúng tôi có kỹ năng để tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan đến việc phát hiện, chăm sóc, quản lý người bệnh tại gia đình, cộng đồng”.
Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỉ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025 được các cấp, các ngành tỉnh Quảng Ngãi tích cực triển khai thực hiện. Bước đầu, Chương trình đã và đang mang lại hiệu quả, giúp những người yếu thế được chăm sóc, hòa nhập cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội, thực hiện các mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Thái Nguyên: Chú trọng quản lý các công trình ghi công liệt sĩ
15-11-2024 18:15 50
-
Quận Cầu Giấy: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
15-11-2024 17:18 24
-
Huyện Phú Lương phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn
02-11-2024 16:33 08
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55