Quảng Ninh: Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
(LĐXH) - Với sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, phụ nữ tỉnh Quảng Ninh đã ngày càng mạnh dạn, tự tin khẳng định bản thân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm.
Cùng với việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lao động, việc làm, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ngành, đoàn thể của tỉnh đã triển khai nhiều nội dung, chương trình, đề án tác động đến đời sống của phụ nữ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động, trong đó có lao động nữ như: Định kỳ thường xuyên cập nhật thông tin, thị trường lao động; tuyên truyền rộng rãi trên Đài PTTH tỉnh và địa phương, Cổng thông tin điện tử của tỉnh và của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), qua tờ rơi phát trực tiếp tới cộng đồng; khảo sát cung cầu lao động hằng năm trên cơ sở đó tư vấn, định hướng thị trường lao động cho người lao động; triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động; hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện công tác thu hút, tuyển dụng lao động; giới thiệu, tham gia tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài; chính sách hỗ trợ học nghề đã tạo cơ hội cho nhiều học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường, trong đó tỷ lệ nữ chiếm trên 40%, góp phần thu hẹp khoảng cách giới.
Tỉnh cũng triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm các điều kiện để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các nguồn lực kinh tế: Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó Ngân sách nhà nước các cấp dành khoảng bốn nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 3% tổng chi ngân sách địa phương) để thực hiện Chương trình theo phân cấp ngân sách nhà nước. Sở LĐTBXH và các địa phương thực hiện chính sách pháp luật lao động, chính sách về việc làm theo quy định.
Năm 2023, đã tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách việc làm cho 13.246 lượt lao động; giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động cho 4.033 lượt lao động (đạt 87,33%); tư vấn, giải quyết chính sách, chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho khoảng 10.320 lao động; tổ chức 140 Sàn Giao dịch việc làm định kỳ đạt 100%; 12 Phiên Giao dịch việc làm lưu động/Ngày hội việc làm và xuất khẩu lao động đạt 100%; tổ chức 10 buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên tại các trường THPT Chu Văn An, trường THPT Ba Chẽ, Trung tâm GDNN-GDTX TP Móng Cái, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Vân Đồn, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Đầm Hà; tổ chức 10 hội nghị định nghề nghiệp và cung cấp thông tin thị trường lao động, bồi dưỡng kỹ năng tìm việc và làm việc cho người lầm lỗi tiến bộ, hoàn lương, hướng thiện, hòa nhập cộng đồng bền vững, đồng thời bổ sung thêm lao động cho thị trường lao động trong tỉnh; Đẩy mạnh tuyên truyền qua hệ thống fanpage có 1.751 lượt doanh nghiệp đăng tải thông tin tuyển dụng thông qua các trang Fanpage của Trung tâm; 1.121 lượt người đăng ký tìm việc làm online; các bài viết đã truyền tải thông tin đến 518.263 lượt người dùng...
Bên cạnh đó, Sở LĐTBXH, Hội Liên hiệp phụ nữ và Ngân hàng chính sách xã hội tăng cường phối hợp xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế do nữ làm chủ; duy trì và phát triển các Câu lạc bộ doanh nhân nữ của tỉnh, tư vấn hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn, phụ nữ miền núi, vùng dân tộc thiểu số được vay vốn sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình từ các chương trình việc làm, giảm nghèo, quỹ tín dụng chính thức của Nhà nước. Năm qua, phối hợp giải ngân vốn vay uỷ thác Ngân hàng Chính sách xã hội trên 397 tỷ đồng cho hội viên phụ nữ vay vốn; giải ngân vốn Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế 2 tỷ đồng cho 153 hộ vay; rà soát, lập danh sách 400 gia đình hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong toàn tỉnh để lên kế hoạch giúp đỡ trong năm. Chủ động kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách pháp luật đối với doanh nghiệp có đông lao động nữ.
Năm 2023, lực lượng lao động của tỉnh là 685.000 người, trong đó lực lượng lao động nữ chiếm 45,2%; Lực lượng lao động làm công hưởng lương 438.400 người, trong đó tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương duy trì ở mức 49%. Số lao động nữ làm việc trong doanh nghiệp, dự án trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ trên 65%. Năm qua, toàn tỉnh có 2.557 đơn vị thành lập mới (trong đó: 1.590 doanh nghiệp, 967 đơn vị phụ thuộc), trong đó có 502 doanh nghiệp nữ làm chủ/1.590 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 31,57% (vượt 4,57% so với chỉ tiêu Kế hoạch số 82/KH-UBND tỉnh đề ra đến năm 2025 (27%).../.
Minh Hưng
Từ khóa:
-
Công viên 3.500 tỷ đồng tại Hà Nội thành hình
04-01-2025 16:29 52
-
Năm 2024: Cục Bảo trợ xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội
03-01-2025 20:40 19
-
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
03-01-2025 17:05 48
-
An Giang: Không còn hồ sơ người có công với cách mạng tồn đọng thuộc quy định giải quyết
11-12-2024 18:19 58
-
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng
14-12-2024 23:46 28
-
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
16-12-2024 23:42 17