Được thành lập từ năm 2018, Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước thực hiện thí điểm mô hình Hội đồng trẻ em. Đến nay, Hội đồng trẻ em tỉnh có 34 thành viên từ 9-15 tuổi được lựa chọn từ 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Hội đồng trẻ em được đánh giá là một hướng đi mới, cách làm mới đem lại hiệu quả nhất định trong công tác thúc đẩy quyền của trẻ em, giúp các em nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề các em quan tâm, tạo cơ hội cho trẻ em phát huy quyền của bản thân, tạo sự bình đẳng và môi trường tích cực để các em trao đổi ý kiến, tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị xuất phát từ trong cuộc sống, trong học tập, rèn luyện, vui chơi và giải trí. Đồng thời, mô hình này phát huy tốt vai trò là cầu nối giúp lãnh đạo địa phương, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực trẻ em nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các em. Các thông điệp của trẻ em được cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và HĐND, UBND tỉnh tiếp nhận và từng bước giải quyết một cách có hiệu quả tích cực. Theo quy định, Hội đồng trẻ em tổ chức các phiên họp định kỳ 2 năm 1 lần và tổ chức họp trước các kỳ họp của HĐND tỉnh để thảo luận, tham mưu, kiến nghị những giải pháp liên quan đến các vấn đề về trẻ em. Những vấn đề các em gặp phải chủ yếu là những vấn đề nóng như phòng chống xâm hại tình dục, an toàn trên không gian mạng, phòng chống đuối nước, các vấn đề tâm lý tuổi học đường…
Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay, các kỳ họp của HĐND tỉnh cuối năm đều mời 200 thanh thiếu nhi tiêu biểu của thành phố Hạ Long, trong đó có thành viên của Hội đồng trẻ em tham dự họp, tạo điều kiện cho thanh thiếu nhi thực hiện quyền của mình, đồng thời giúp hiểu rõ hơn về hoạt động của HĐND và trách nhiệm của những đại biểu HĐND đại diện cho nhân dân.
Tại các trường học, các mô hình như: CLB Báo chí phát thanh, CLB Tuyên truyền viên măng non, Diễn đàn trẻ em, CLB Quyền trẻ em… được hoạt động sôi nổi tại 13/13 huyện, thị xã, thành phố, thu hút 125.000 lượt trẻ em tham gia và phản ánh, đóng góp ý kiến, trở thành kênh truyền thông hữu hiệu, lành mạnh của các em thiếu niên, nhi đồng nói lên tiếng nói, quan điểm của mình về các vấn đề liên quan đến bản thân các em.
Xã hội hóa công tác trẻ em được tỉnh Quảng Ninh và các địa phương đẩy mạnh. Trong 10 năm (2012-2021), tổng số tiền và hiện vật quy ra tiền từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm hỗ trợ được hơn 248,8 tỷ đồng; trong đó Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh vận động được hơn 28,87 tỷ đồng, hỗ trợ 74.358 lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... Các cấp, ngành quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khu vui chơi cho trẻ. Toàn tỉnh hiện có 61 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa, điểm vui chơi giải trí cấp xã dành cho trẻ em; 1.534/1.543 thôn, khu có nhà văn hóa tạo chỗ vui chơi cho trẻ. Các sở, ngành, địa phương triển khai 10 mô hình chăm sóc trẻ em.
Cùng với đó, nhằm thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em, các sở, ngành, địa phương triển khai nhiều mô hình, hoạt động, nhất là thông qua các hoạt động tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội. Trong giai đoạn 2012-2021, đã có 18.157 hộ gia đình đã ký cam kết đạt ngôi nhà an toàn; 27.461 lượt người lớn, trẻ em được truyền thông, tập huấn kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, sơ cứu trẻ đuối nước. Các trường học đều ký cam kết an toàn giao thông, dạy bơi miễn phí cho gần 6.000 trẻ từ nguồn ngân sách tỉnh và 40.000 trẻ từ nguồn xã hội hóa. Tại các địa phương trong tỉnh, Đường dây bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại tình dục trẻ em hoạt động hiệu quả, hỗ trợ được cho nhiều trường hợp trẻ em dưới 16 tuổi.
Các hoạt động trực tiếp bảo vệ chăm sóc trẻ em trên toàn tỉnh cũng được tăng cường thông qua các hoạt động như “Kết nối dịch vụ chăm sóc và phát triển toàn diện trẻ em dựa trên đánh giá nhu cầu của trẻ”; hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng; dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ em khuyết tật tại mô hình “Kết nối dịch vụ chăm sóc và phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại cộng đồng”, “Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em vùng đặc biệt khó khăn”.
Với những hoạt động phong phú, thiết thực, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị sẽ là tiền đề tốt nhất cho trẻ em Quảng Ninh có cơ hội phát triển toàn diện trong môi trường an toàn./.
Trần Huyền
-
Thái Nguyên: Chú trọng quản lý các công trình ghi công liệt sĩ
15-11-2024 18:15 50
-
Quận Cầu Giấy: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
15-11-2024 17:18 24
-
Huyện Phú Lương phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn
02-11-2024 16:33 08
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55