Ra mắt sách “Những người đi giữa biên cương” kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
(LĐXH) Ngày 8/1/2019, tại Hà Nội, Ban liên lạc Cựu chiến binh Quân đoàn 14 Mặt trận Lạng Sơn phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức gặp mặt báo chí, giới thiệu cuốn sách “Những người đi giữ biên cương” của nhóm tác giả: Ngô Văn Học (chủ biên), Đặng Vương Hưng, Hoàng Văn Thiềng và Lê Anh Sáng, do NXB Thông tin và Truyền thông ấn hành.
Đây là hoạt động hướng tới kỉ niệm 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (17/02/1979 - 17/02/2019) và kỉ niệm 40 năm ngày thành lập Quân đoàn 14 - Binh đoàn Chi Lăng - Mặt trận Lạng Sơn (24/02/1979 - 24/02/2019) nhằm tôn vinh và tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống tại mặt trận Lạng Sơn nói riêng và các tỉnh biên giới phía Bắc nói chung, trong 10 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc (1979 – 1989);
Quân đoàn 14 làm nòng cốt xây dựng Mặt trận Lạng Sơn trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.Phát biểu khai mạc, Trung tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Như Hoạt, Trưởng ban liên lạc CCB Quân đoàn 14 - Mặt trận Lạng Sơn khái quát bối cảnh sự ra đời của Quân đoàn 5 (sau là Quân đoàn 14) ngay sau khi toàn tuyến biên giới Phía Bắc Việt Nam bị xâm lược. Đồng thời khẳng định vai trò làm nòng cốt của Quân đoàn trong việc xây dựng Mặt trận Lạng Sơn thành thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ Quốc.
Điểm nổi bật là, trong cuộc chiến tranh biên giới tháng 2/1979, Quân đoàn đã cùng quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn loại khỏi vòng chiến đấu 19.000 quân xâm lược, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 Trung đoàn và 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự. Để lập nên chiến công này, Quân đoàn 5 cũng đã phải chịu tổn thất to lớn, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ của Quân đoàn đã anh dũng hy sinh, hoặc bị thương tật suốt đời, để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc.
Trong suốt 10 năm (1979 – 1989) làm nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và xây dựng tuyến phòng thủ trên biên giới Lạng Sơn. Quân đoàn 14 đã đánh bại nhiều âm mưu, hành động lấn chiếm phá hoại của kẻ địch. Tiêu biểu là các trận đánh bảo vệ cao điểm bình độ 400 (tháng 5/1981), cao điểm 820 và 636 tại Tràng Định, Thất Khê năm 1984, đẩy lùi các cuộc tiến công lấn chiếm của hàng Sư đoàn địch... Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, 20 cá nhân và 14 tập thể đơn vị của Quân đoàn đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đoàn được mang danh hiệu “Binh đoàn Chi Lăng”, Sư đoàn 337 được tặng danh hiệu “Đoàn Khánh Khê”. Đến năm 1989, Quân đoàn 14 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Chất sử thi trong “Những người đi giữ biên cương”
Cuốn sách “Những người đi giữ biên cương” là tập văn thơ, kịch, tư liệu quý mang đậm chất sử thi. Sách dày gần 300 trang, khổ 16 x 24 cm, gồm hơn 30 sáng tác, được tuyển chọn của hơn 20 tác giả, hầu hết là CCB đã trực tiếp tham gia chiến đấu tại Mặt trận Lạng Sơn gần 40 năm trước. Cuốn sách phản ánh một cách trung thực về hơi thở của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói, đây cũng là một trong những tác phẩm đầu tiên, hiếm hoi của cả nước trong dịp kỷ niệm 40 năm (1979 – 2019) cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Đã có hàng vạn người lính ra đi bảo vệ biên cương và không trở về. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, mà cuộc chiến tranh này còn ít được lịch sử nhắc đến. Và còn một điều đáng buồn là, ở một số điện phương những CCB của Biên giới phía Bắc cũng chưa được xã hội thật sự quan tâm, trân trọng như những chiến trường khác…
"Những người đi giữ biên cương" được thực hiện bằng kinh phí xã hội hóa, do các CCB mặt trận Lạng Sơn đóng góp. Cuốn sách là một món quà thiết thực dành để tri ân những đồng đội đã ngã xuống trong 10 năm cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc (1979 - 1989); đồng thời, cũng là cái cớ để kết nối anh em CCB Mặt trận Lạng Sơn họp mặt và ôn lại những ký ức không quên.
Từ trang sách đến nhân chứng lịch sử
Tại buổi gặp mặt báo chí, BTC mời 6 nhân chứng lịch sử với tinh thần “Tác giả trang sách cũng là nhân vật” đó là:
1- CCB Nguyễn Xuân Thu, nguyên Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4, Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 - Sao Vàng, người trực tiếp chỉ huy đơn vị phòng ngự trên hướng chủ yếu của Quân đoàn tại khu vực Đồng Đăng ngay từ giây phút đầu tiên của ngày 17/02/1979.
2- CCB Phạm Văn Quang, nguyên Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, Trung đoàn 197, quân địa phương của tỉnh Bắc Thái đã chỉ huy đơn vị đánh chặn quân địch tại khu vực bắc Khánh Khê, góp phần bẻ gãy mũi vu hồi chiến dịch bao vây chia cắt Lạng Sơn của chúng.
3- CCB Phạm Văn Việt, nguyên trưởng phòng Tuyên huấn Quân đoàn, khái quát giai đoạn chuyển nhiệm vụ xây dựng tuyến phòng thủ Quốc gia và Quân đoàn 14 hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình.
4- CCB, nhà biên kịch và đạo diễn Tuấn Long: Hướng ra mặt trận để sáng tác văn học-nghệ thuật. Kịch bản “Gặp nhau giữa rừng” được viết như thế nào?
5- CCB, Nhà văn, nhà báo Hoàng Thiềng, là người luôn theo sát tình hình chiến sự, nhất là xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trên biên giới Lạng Sơn.
6- CCB, nhà văn Đặng Vương Hưng: Một cây bút trưởng thành từ hàng trăm ngàn người lính biên giới phía Bắc, từ chiến trường đã bước vào trang sách, đến với văn học - nghệ thuật.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Chặng “nước rút” của TikTok Awards Việt Nam 2024: Câu chuyện nào sẽ được xướng tên vào ngày 23/11 sắp tới
22-11-2024 18:20 50
-
Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích quận Tây Hồ
22-11-2024 18:20 30
-
Triển lãm "Sáng đạo trong đời" với những tác phẩm mang tinh thần Phật giáo
22-11-2024 11:00 04
-
NSƯT Hồng Liên, Hồ Quỳnh Hương lan toả tinh thần Phật giáo tại đêm nhạc “Sáng Đạo Trong Đời”
17-11-2024 22:24 57
-
Chính thức khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
17-11-2024 20:02 08
-
Tuần lễ chiếu phim hoạt hình Việt - Pháp miễn phí
16-11-2024 19:33 40