Tham dự Hội thảo có ông Yaron Mayer, Đại sứ Israel tại Việt Nam; ông Lưu Quang Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ LĐ-TB&XH); ông Doron Herman - Nhà sáng lập và CEO của Safe School Analytics (Israel); lãnh đạo Cục Trẻ em; đại diện UNICEF Việt Nam, Tổ chức Child Fund Việt Nam, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cùng các đại biểu trong nước và quốc tế.
Các đại biểu tham dự Hội thảo Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ Israel Yaron Mayer khẳng định: “Vấn đề này có những hệ quả nghiêm trọng về mặt tâm lý và thể chất đối với nạn nhân, và đã đến lúc chúng ta cùng nhau hành động và chống lại vấn nạn bắt nạt trực tuyến”.
Ông Yaron Mayer, Đại sứ Israel tại Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo Tại Hội nghị, diễn giả đến từ Israel Doron Herman, nhà sáng lập doanh nghiệp giáo dục Safe School Analytics, đã chia sẻ với đông đảo đại diện bộ ngành Việt Nam về các biện pháp và mô hình mà Israel đang áp dụng để chống bắt nạn trên mạng. Trong đó, phải kể tới nghị quyết được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về vấn đề này do Israel đề xuất. Israel cũng đã thành lập một cơ quan liên bộ, vận hành đường dây nóng 105 để tiếp nhận câu hỏi và báo cáo từ người dân về hành vi bắt nạt mạng.
Ông Lưu Quang Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát biểu tại Hội thảo Các giải pháp công nghệ cũng là thế mạnh của Israel trong lĩnh vực này, điển hình là các nội dung giảng dạy do doanh nghiệp của Doron Herman phát triển nhằm hỗ trợ nhà trường giáo dục trẻ em về năng lực cảm xúc xã hội và an toàn trên mạng. Giải pháp này nhận được sự ủng hộ của nhiều người có ảnh hưởng trong xã hội Israel, như ngôi sao điện ảnh Gal Gadot. Ngoài ra, còn có những ứng dụng trên điện thoại, như Keeps Child Safety của Israel, sử dụng AI để nhận diện tin nhắn có nội dung bắt nạt trong điện thoại của trẻ và báo cho cha mẹ trong vòng 20 phút.
Ông Doron Herman - Nhà sáng lập và CEO của Safe School Analytics (Israel) trình bày mô hình và sáng kiến của Israel trong lĩnh vực chống bắt nạt trực tuyến Các giải pháp sáng tạo trong lĩnh vực chống bắt nạt trực tuyến Tại hội nghị, các chuyên gia Việt Nam và quốc tế từ UNICEF, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức Child Fund Vietnam cũng trình bày bức tranh toàn cảnh về tình hình bắt nạn trên mạng, bao gồm tác động đối với trẻ em, thực trạng tại Việt Nam và các chính sách, pháp luật liên quan, và các giải pháp chung phòng chống bắt nạt mạng.
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình bày về vấn đề bảo vệ trẻ em khỏi nạn bắt nạt trên môi trường mạng Nghiên cứu của Microsoft vào năm 2020 cho thấy, cứ 10 người dùng internet tại Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt. 21% những người được khảo sát cho biết họ từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy rối. Hiện Việt Nam cũng đã có các quy định của pháp luật liên quan đến bắt nạn trên mạng, trong đó có Luật An ninh mạng (2018), Luật Trẻ em (2016), quy chế phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông trong tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm hại trẻ em và theo dõi dữ liệu liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm Doron Herman là chuyên gia người Israel về lãnh đạo khởi nghiệp và báo chí, từng là trưởng ban Tin An ninh tại kênh truyền hình Channel 10, đưa tin về nạn bắt nạt. Ông sáng lập Safe School Analytics, một công ty khởi nghiệp cung cấp kĩ năng sống và kĩ năng số hữu ích cho trẻ em. Hiện ông tập trung truyền đạt các vấn đề an ninh và an toàn số cho trẻ em. |
Đức Dương