Tham dự và chủ trì Hội thảo có bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; ông Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức WHO tại Việt Nam và bà Đoàn Thị Thu Huyền - Giám đốc quốc gia tổ chức Vận động chính sách toàn cầu Hoa Kỳ (GHAI) cùng đại diện các Bộ, ban, ngành và các cơ quan Trung ương, các tổ chức trong nước và quốc tế, các chuyên gia và đại diện các địa phương liên quan cùng thành viên ban soạn thảo chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn giai đoạn 2021 – 2030...
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết, công tác phòng, chống thương tích và đuối nước cho trẻ luôn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm trong thời gian qua. Trong 5 năm qua, với sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức và cộng đồng cùng chung tay, công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đã đạt được những kết quả đáng trân trọng. Có thể thấy rằng sự can thiệp để triển khai một cách đồng bộ, từ đó loại bỏ những nguy cơ gây tai nạn thương tích, xây dựng ngôi nhà an toàn, ngôi trường an toàn đã được thực hiện rất tốt.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội thảo
Hiện nay, Việt Nam có 2 triệu ngôi nhà an toàn, 26.000 trường học an toàn, 300 cộng đồng an toàn, 90% trẻ biết những quy định về an toàn giao thông và 40% được học kỹ năng bơi an toàn và an toàn trong môi trường nước. Số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích đã giảm đáng kể.
Cũng theo Thứ trưởng, so với những năm trước, tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn do đuối nước đã giảm, nhưng công tác phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em tại Việt Nam còn gặp rất nhiều thách thức khi kiến thức của cộng đồng, của cha mẹ và người chăm sóc trẻ còn hạn chế, chỉ một chút bất cẩn của người lớn cũng có thể gặp phải những trường hợp rất thương tâm. Nguy cơ tai nạn thương tích ở gia đình, cộng đồng và trường học vẫn còn cao, kỹ năng này cần được thầy cô giáo, cha mẹ, anh chị chỉ bảo và được nhắc đi nhắc lại liên tục.
Bên cạnh đó, tình hình tai nạn đuối nước của trẻ em vẫn còn cao, hàng năm vẫn có 2.000 trẻ em tử vong và tử vong do đuối nước vẫn cao gấp 10 lần so với các nước phát triển. Điều này ảnh hưởng tới quyền sống còn của trẻ em, và cũng ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Nhân sự kiện này, Thứ trưởng bày tỏ sự cảm ơn tới các cơ quan Trung ương, các Bộ, ban, ngành liên quan, các địa phương và các tổ chức quốc tế đã phối hợp, đồng hành cùng Bộ LĐ-TBXH trong quá trình thực hiện chương trình phòng, chống tai nạn thương tích của trẻ em thời gian qua.
Thứ trưởng hy vọng trong Hội thảo, các đại biểu tích cực chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chương trình trong những năm qua , đồng thời cho ý kiến về mục tiêu, nội dung, giải pháp cụ thể và trách nhiệm của địa phương trong thực hiện chương trình vào những năm tới để xây dựng một chương trình tốt nhằm bảo vệ quyền sống còn và bảo vệ cho những trẻ em, những công dân tương lai của đất nước.
Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam - ông Kidong Park – cho rằng, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong 16 năm, Việt Nam đã nỗ lực giảm được tỷ lệ tử vong trẻ em xuống 20%, đây là con số đáng ghi nhận, tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn rất cao và cần nhiều nỗ lực hơn nữa.
Ông Kidong Park tin tưởng, khi tất cả các đơn vị chức năng cùng chung tay, Việt Nam sẽ nhanh chóng giảm tỷ lệ trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích. Ông cho biết WHO cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
Góp ý tại Hội thảo, bà Đoàn Thị Thu Huyền - Giám đốc quốc gia Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu tại Việt Nam (GHAI) cho biết, theo báo cáo gánh nặng bệnh tật toàn cầu, mỗi năm trên toàn thế giới có 524.000 trường hợp tử vong trẻ em dưới 15 tuổi do tai nạn thương tích. Bên cạnh đó, hàng chục triệu trẻ em cần được chăm sóc tại bệnh viện. 95% tai nạn thương tích ở trẻ em xảy ra ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Đuối nước là nguyên nhân đứng thứ hai của tử vong trẻ em.
Cùng với sự cam kết chính trị mạnh mẽ và đầu tư của các quốc gia, các chương trình can thiệp phòng chống thương tích trẻ em được triển khai mạnh mẽ và toàn diện trong nhiều năm qua. Các chỉ tiêu về giảm thương tích trẻ em được lồng ghép trong mục tiêu của chương trình phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia đã cho thấy cần thực hiện liên tục và đồng thời 5 giải pháp. Đó là hoàn thiện quy định pháp luật và xây dựng cơ chế đủ mạnh và toàn diện để thực thi và giám sát, bao gồm các việc thanh kiểm tra, xử phạt những hành vi vi phạm. Thiết kế và cung cấp các sản phẩm an toàn cho trẻ trong sinh hoạt, học tập và vui chơi nhằm giảm thiểu nguy cơ gây thương tích cho trẻ em. Đảm bảo môi trường sống an toàn cho trẻ. Nâng cao nhận thức và kĩ năng an toàn cho trẻ em, người chăm sóc trẻ. Bảm bảo các dịch vụ sơ cấp cứu, điều trị và phục hồi sau chấn thương để giảm nhẹ hậu quả của thương tích không tử vong.
Hà Giang
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
10-01-2025 19:53 38
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45
-
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
09-01-2025 08:39 32