Thời gian qua, công tác bảo vệ trẻ em đã được Đảng và Nhà nước vô cùng quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Việc này thể hiện cụ thể qua số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách được ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho trẻ em. Cùng với đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai nhiều biện pháp, nhiều hành động cụ thể để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, như: phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 1/6/2021 phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”. Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nhân Tháng hành động vì trẻ em cho đội ngũ cán bộ, cha, mẹ và trẻ em nòng cốt; Trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, trong đó có nội dung xử phạt hành chính về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng…
Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Bộ quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và Cẩm nang số về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; xử lý kịp thời, quyết liệt đối với các hành vi vi phạm, các thông tin xấu, độc trên các mạng xã hội và kiên quyết yêu cầu những đơn vị này gỡ bỏ thông tin vi phạm.
Để bảo vệ trẻ em, công tác tuyên truyền, truyền thông cần tiếp tục tập trung tới việc nâng cao nhận thức về bảo đảm trẻ em được thực hiện đầy đủ các quyền và nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền cũng như bổn phẩn của trẻ em; phối hợp truyền thông trên nhiều kênh, nội dung nhất quán, thống nhất về thông điệp và phải tới được tận tay từng đối tượng; những vấn đề về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế việc phòng chống xâm hại trẻ em (xâm hại tình dục, bạo lực trong gia đình) đòi hỏi cha mẹ, các thành viên trong gia đình, cộng đồng dân cư, hàng xóm và cả chính trẻ em phải có kiến thức và kĩ năng phòng ngừa, lên tiếng tố cáo. Và trên hết, trách nhiệm trên hết là của cha mẹ, gia đình đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung, bảo vệ trẻ em không bị xâm hại nói riêng.
Thống kê của Cục Báo chí cho thấy, riêng trong năm 2022, đã có trên 145.000 tin, bài liên quan đến trẻ em, thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả, khẳng định sự đồng hành của các cơ quan truyền thông trong việc hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Cùng với đó, trước xu hướng công nghệ bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, đã có nhiều công nghệ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, bao gồm công cụ sẵn có trên Windows, iOs, Android hoặc trên các trình duyệt; công cụ hỗ trợ gồm ứng dụng bảo vệ hỗ trợ và thiết bị mạng bảo vệ giám sát (wifi, gói cước viễn thông); các ứng dụng hỗ trợ phản ánh, kiểm tra, bao gồm Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, mạng lưới ứng cứu bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với hotline là 0963563571…
Trần Huyền
-
Quảng Ninh tích cực vận động nguồn lực xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
20-11-2024 17:42 05
-
Bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12
24-12-2024 16:28 16
-
Hà Nội tọa đàm tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách với người có công
24-12-2024 16:16 51
-
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
23-12-2024 22:22 36
-
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
23-12-2024 22:20 15
-
Ninh Thuận: Đẩy nhanh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
13-12-2024 15:52 15