Tại chương trình, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã tóm tắt kết quả 3 năm thực hiện dự án “Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam”. Đây là dự án được ký kết thỏa thuận giữa Quỹ BTTEVN và Công ty PNJ với tổng kinh phí 10 tỷ đồng do Công ty PNJ tài trợ thực hiện trong 5 năm (2019 – 2023). Tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên, kỹ thuật viên nguồn của các trung tâm hỗ trợ trẻ em tự kỉ tại Việt Nam là một hoạt động nằm trong dự án “Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam”.
Sau thành công của khóa tập huấn năm 2019, trong năm 2022, Quỹ BTTEVN tiếp tục tổ chức 02 lớp tập huấn chuyên sâu tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cho 100 giáo viên, kỹ thuật viên đang trực tiếp hỗ trợ trẻ em tự kỉ tại các trung tâm hỗ trợ trẻ em tự kỉ thuộc 33 tỉnh, thành phố, có đủ năng lực làm kỹ thuật viên nguồn nhằm tuyên truyền lại kiến thức cho kỹ thuật viên khác tại trung tâm. Các giảng viên tham gia giảng dạy tại lớp tập huấn chính là các chuyên gia trực tiếp biên soạn bộ tài liệu Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ ở Việt Nam và có nhiều kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Nội dung tập huấn tập trung vào việc hướng dẫn cho cán bộ nòng cốt về nghiên cứu và đánh giá rối loạn phổ tự kỉ; Quản lý hành vi và hỗ trợ tâm lý cho gia đình trẻ tự kỉ; Kỹ năng xã hội (giao tiếp, kết bạn và ứng xử); Phương pháp can thiệp dựa trên ABT - Can thiệp chơi đùa.
Mục tiêu của dự án "Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam" do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đề xuất tập trung vào 5 mục tiêu cơ bản:
1. Biên tập và phát hành bộ tài liệu chuẩn về hỗ trợ trẻ em tự kỉ ở Việt Nam;
2. Đào tạo nâng cao năng lực 100 cán bộ nòng cốt (giảng viên nguồn) về tuyên truyền và hỗ trợ trẻ em tự kỷ;
3. Phổ biến kiến thức về tự kỉ cho 10.000 cha, mẹ, người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em tự kỉ, người làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và cộng đồng;
4. Hỗ trợ 10.000 giáo viên, cán bộ dự án, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tiếp cận và chuẩn hóa kiến thức về tự kỷ tại Việt Nam.
5. Thông qua kết quả phổ biến kiến thức có khoảng 4.000 trẻ em tự kỉ được hưởng lợi gián tiếp từ dự án để hòa nhập cộng đồng;
Tại Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc chứng tự kỉ, nhưng theo thống kê sơ bộ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nước ta khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỉ, nếu tính theo cách tính của WHO, con số này chừng 500.000 và thực tế số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng từ năm 2000 đến nay. PGS. Phạm Minh Mục - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007 cũng cho thấy thực tế số lượng trẻ mắc chứng tự kỉ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với thời điểm 7 năm trước đó, xu thế mắc cũng tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004-2007 so với năm 2000. Từ thực tế đó, việc xây dựng trường học dành riêng cho trẻ được cha mẹ và nhiều nhà chuyên môn thực hiện, giúp các em có môi trường thuận lợi được can thiệp, được học tập, được vận động và vui chơi./.
Trần Huyền
-
Thái Nguyên: Chú trọng quản lý các công trình ghi công liệt sĩ
15-11-2024 18:15 50
-
Quận Cầu Giấy: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
15-11-2024 17:18 24
-
Huyện Phú Lương phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn
02-11-2024 16:33 08
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55