Ngay sau khi chính thức hòa mạng Internet toàn cầu vào ngày 01/12/1997, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông và trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng Internet nhanh nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo báo cáo của DataReportal về việc áp dụng và sử dụng kỹ thuật số tại Việt Nam vào đầu năm 2024: Có 78,44 triệu người dùng Internet ở Việt Nam vào đầu năm 2024, tỷ lệ sử dụng Internet ở mức 79,1%; Tổng cộng có 168,5 triệu kết nối di động di động đã hoạt động ở Việt Nam vào đầu năm 2024, con số này tương đương với 169,8% tổng dân số.
Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, trong bối cảnh môi trường mạng ngày càng trở nên phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, việc xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em là ưu tiên hàng đầu và cần đến sự chung tay của toàn xã hội. Bên cạnh các giải pháp về chính sách, kỹ thuật, thì mỗi gia đình, nhà trường và xã hội cần tăng cường trang bị kiến thức và kỹ năng “tự vệ” cho trẻ em, giúp trẻ em biết bảo vệ thông tin cá nhân và tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng. Để bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ khi tiếp xúc với mạng xã hội, việc trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng độ tuổi để các em biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn là rất cần thiết.
Ông Lê Nhật Thịnh, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng chia sẻ thông tin về tình hình thực tế về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2023, thực hiện Quyết định 830, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phát hiện, xác minh, điều tra, xử lý nghiêm minh các hành vi xâm hại trẻ em, gây nguy hại cho trẻ em trên môi trường mạng. Trong 03 năm, lực lượng Công an đã khởi tố hình sự 484 vụ và 553 bị can; xử phạt hành chính 28 vụ, 49 chủ thể vi phạm; phối hợp với gia đình, nhà trường nhắc nhở, giáo dục, răn đe 76 vụ với 163 trường hợp. Các lực lượng đã ngăn chặn hàng chục nghìn trang mạng có nội dung độc hại đối với trẻ em. Bộ Công an hiện đang tích cực triển khai ứng dụng di động “Phòng, chống xâm hại trẻ em” phục vụ tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, phòng ngừa trước các nguy trên môi trường mạng.
Phạm Thuỷ
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
12-11-2024 17:27 08
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
12-11-2024 14:29 01