Thái Bình: Tập trung hỗ trợ hộ nghèo về y tế, giáo dục, việc làm
(LĐXH)- Tỉnh Thái Bình đang chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo chung của trung ương nhằm hỗ trợ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hộ nghèo được ưu đãi vay vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển
Thực hiện quyết định của UBND tỉnh, Sở Lao động - TBXH đã phối hợp với Sở Tài chính, BHXH tỉnh tổ chức cấp thẻ BHYT cho 16.672 người nghèo, kinh phí hỗ trợ trên 13.475 triệu đồng và 26.334 thẻ BHYT cho người cận nghèo với kinh phí hỗ hơn 21.224 triệu đồng.
Về chính sách hỗ trợ về giáo dục: Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính đã thực hiện chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí cho 9.973 học sinh thuộc hộ nghèo, với kinh phí miễn giảm hơn 23.382 triệu đồng; giảm học phí cho 3.861 học sinh thuộc hộ cận nghèo, với kinh phí hơn 1.074 triệu đồng; Hỗ trợ chi phí học tập cho 4.793 lượt học sinh nghèo với kinh phí hỗ trợ hơn 2.456 triệu đồng; Hỗ trợ tiền ăn trưa cho 2.028 lượt trẻ em từ 3-5 tuổi học mẫu giáo, với kinh phí trên 1.315 triệu đồng. Năm 2021, toàn tỉnh có 15.164 hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện với tổng kinh phí hơn 19.367 triệu đồng. Các hộ nghèo được nhận kinh phí hỗ trợ tiền điện đầy đủ. Toàn tỉnh tạo việc làm mới cho 31.700 lao động, trong đó: việc làm tại địa phương 23.300 lao động, đi làm việc tại tỉnh ngoài 7.170 lao động và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 1.200 lao động.
Trong năm 2022, toàn tỉnh đã cấp 16.853 thẻ BHYT cho người nghèo, kinh phí trên 13.503 triệu đồng và 24.646 thẻ BHYT cho người cận nghèo, kinh phí hỗ trợ trên 19.737 triệu đồng; Thực hiện chính sách hỗ trợ miễn học phí cho 5.947 lượt học sinh nghèo, với tổng kinh phí hơn 1.278 triệu đồng, hỗ trợ giảm học phí cho 5.433 lượt học sinh cận nghèo, với tổng kinh phí trên 576 triệu đồng, thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho 11.489 lượt học sinh nghèo, cận nghèo với kinh phí hơn 7.584 triệu đồng. Số trẻ em học mẫu giáo thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tiền ăn trưa 1.944 lượt trẻ em, với tổng kinh phí trên 1.361 triệu đồng; Hỗ trợ tiền điện cho 15.625 lượt hộ nghèo với tổng kinh phí trên 10.152 triệu đồng. Về chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ giải quyết việc làm cho hộ nghèo, toàn tỉnh có khoảng 34.500 lao động có việc làm, trong đó: việc làm tại địa phương 24.980 lao động, đi làm việc tại tỉnh ngoài 6.500 lao động và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 3.020 lao động.
Dự kiến 6 tháng năm 2023, toàn tỉnh Thái Bình cấp 23.080 thẻ BHYT cho người nghèo, kinh phí trên 18 tỷ đồng và 31.482 thẻ BHYT cho người cận nghèo, kinh phí hỗ trợ trên 25 tỷ đồng. Cấp kinh phí hỗ trợ tiền điện cho 14.070 hộ nghèo và các hộ có thành viên là đối tượng bảo trợ xã hội. Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách cho 100% người nghèo, người cận nghèo theo quy định. Đảm bảo 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thường xuyên, được cấp thẻ BHYT và được hỗ trợ mai táng phí khi từ trần theo đúng quy định của chính sách. Thực hiện trợ giúp đột xuất đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; vận động xã hội hóa tham gia thực hiện trợ giúp xã hội.
Thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng hỗ trợ giảm nghèo, năm 2021, theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, toàn tỉnh Thái Bình có 694 lượt hộ nghèo được hỗ trợ chính sách ưu đãi, với tổng kinh phí 31.040 triệu đồng (trong đó, 11 lượt hộ nghèo vay tín dụng học sinh - sinh viên, với kinh phí 642 triệu đồng; 683 lượt hộ nghèo vay sản xuất kinh doanh , với kinh phí 30.398 triệu đồng). Có 1.058 lượt hộ cận nghèo được hỗ trợ chính sách ưu đãi, với tổng kinh phí 47.470 triệu đồng (trong đó, 1.057 lượt hộ cận nghèo vay tín dụng phát triển sản xuất kinh doanh, với kinh phí 47.450 triệu đồng; 01 hộ cận nghèo vay nước sạch vệ sinh môi trường, với kinh phí 20 triệu đồng); 8.803 lượt hộ thoát nghèo được vay vốn tín dụng với tổng kinh phí 399.907 triệu đồng.
Năm 2022, thực hiện chính sách cho vay tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, tỉnh có 1.328 lượt hộ nghèo được hỗ trợ chính sách ưu đãi, với tổng kinh phí 61.220 triệu đồng (trong đó, 59 lượt hộ nghèo vay tín dụng học sinh - sinh viên, với kinh phí 1.359 triệu đồng; 1.268 lượt hộ nghèo vay sản xuất kinh doanh , với kinh phí 59.841 triệu đồng; 01 hộ vay nước sạch vệ sinh môi trường, với kinh phí 20 triệu đồng ). Có 1.600 lượt hộ cận nghèo được hỗ trợ chính sách ưu đãi, với tổng kinh phí 74.771 triệu đồng (trong đó, 47 lượt hộ cận nghèo vay tín dụng học sinh - sinh viên, với kinh phí 653 triệu đồng; 1.552 lượt hộ cận nghèo vay tín dụng phát triển sản xuất kinh doanh, với kinh phí 74.098 triệu đồng; 01 hộ cận nghèo vay nước sạch vệ sinh môi trường, với kinh phí 20 triệu đồng); 6.193 lượt hộ thoát nghèo được vay vốn tín dụng với tổng kinh phí 287.074 triệu đồng. Dự kiến 6 tháng năm 2023, tỉnh tiếp tục thực hiện chính sách vay tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Để thực hiên hiệu quả chính sách giảm nghèo, trong thời gian tới, tỉnh Thái Bình huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo nguồn lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững; bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và tăng cường các nguồn lực đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
12-11-2024 17:27 08
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
12-11-2024 14:29 01