Thăm, tặng quà đối tượng chính sách và hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh
Theo đó, kết quả đạt được thể hiện trên một số chỉ tiêu cơ bản như tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 2,4% (đạt chỉ tiêu được giao là <3%); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73% (đạt chỉ tiêu được giao 73%), cao hơn so với năm 2022 là 1%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ 36% (đạt chỉ tiêu được giao 36%) cao hơn so với năm 2022 là 0,1%; giải quyết việc làm cho 23.250 người lao động, trong đó có 2.749 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tăng 38,7% so với năm 2022. Tuyển sinh và đào tạo nghề nghiệp cho 40.512 người, đạt 101,28% so với kế hoạch cả năm (40.512/40.000). Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,02% (giảm từ 4,35% xuống 3,02%); mức giảm tỷ lệ hộ nghèo là 1,33% so với cuối năm 2022. Tổ chức cai nghiện phục hồi cho 1.087/1.000 người (đạt 108,7% so với kế hoạch năm), trong đó: Cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện: 669 người, cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện đa chức năng tỉnh: 418 người.
Tỉnh đã quản lý chặt chẽ và chi trả kịp thời, đúng, đủ trợ cấp ưu đãi cho đối tượng người có công theo quy định; kịp thời điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP của Chính phủ; ban hành Quyết định ban hành Quy chế quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; 100% các huyện, thành phố triển khai phương thức chi trả không dùng tiền mặt đối tượng người có công với cách mạng; duy trì 100% xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sỹ và người có công, góp phần nâng cao mức sống hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú. Trong năm 2023, toàn tỉnh đã hỗ trợ thường xuyên hàng tháng gần 20.000 người có công và thân nhân người có công với cách mạng với số tiền trên 510 tỷ đồng; thu Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp huy động được 7.108/7.000 triệu đồng, đạt 101,5%; Tặng 110.412 suất quà cho người có công và thân nhân người có công nhân các dịp lễ, tết với tổng số tiền là 34.451,21 triệu đồng; Hỗ trợ trang cấp dụng cụ, chỉnh hình cho 402 người có công, với tổng số tiền 759 triệu đồng; Điều dưỡng phục hồi sức khỏe 7.194 người có công và thân nhân liệt sĩ; Hỗ trợ cho 133 người có công gặp khó khăn đột xuất, với tổng số tiền 424 triệu đồng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp đạt 91,2%. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, điều trị tốt các đối tượng xã hội tại các trung tâm. Chi trả kịp thời trợ cấp thường xuyên và cứu trợ đột xuất cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội ở cộng đồng. Triển khai các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; lồng ghép vấn đề giới vào việc thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của ngành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện công tác pháp chế đúng quy định, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân về lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội, đảm bảo công bằng xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
Kết quả đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đạt 74,32 điểm xếp nhóm khá, đứng thứ 12/19 sở/ban ngành (tăng 05 bậc so với năm 2021). Kết quả chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2022, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đạt 96,7% xếp thứ 2/13 sở ngành thực hiện đánh giá (tăng 01 bậc so với năm 2021). Kết quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC: tính từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/12/2023, đã thực hiện tiếp nhận và giải quyết 15.239 hồ sơ, trong đó: Tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh: 1.929 hồ sơ; Tiếp nhận tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh là: 9.123 hồ sơ; Tiếp nhận hồ sơ “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp” trên cổng dịch vụ vụ công quốc gia: 4.187 hồ sơ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác lao động, người có công và xã hội của tỉnh Thái Nguyên còn gặp khó khăn, hạn chế như: Một số dự án, tiểu dự án tỷ lệ giải ngân đạt thấp. Nguyên nhân do cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn của Trung ương tuy đã được điều chỉnh, sửa đổi nhưng vẫn còn bất cập, khó triển khai thực hiện (Tiểu Dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn). Dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo phục vụ kết nối dữ liệu quốc gia về dân cư không triển khai thực hiện ngay trong quá trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm do vậy phải rà soát, bổ sung thông tin nhiều lần, mất nhiều thời gian. Kinh nghiệm tổ chức triển khai thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế của các địa phương còn hạn chế, dẫn đến công tác triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng, bên cạnh đó một số nội dung quy định chưa có hướng dẫn thực hiện.
Thêm vào đó, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH gặp khó khăn. Một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn có xu hướng giảm dần lao động do ứng dụng chuyển đổi số, tự động hóa, các doanh nghiệp mới tăng lao động không nhiều. Dịch vụ Công giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên cổng dịch vụ công quốc gia hiện chưa kết nối liên thông về với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh do phần mềm quản lý bảo hiểm thất nghiệp của Bộ xây dựng, vận hành đã lâu không đảm bảo việc kết nối liên thông dẫn đến thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp đã xử lý trên cổng dịch vụ công quốc gia không liên thông và tính số liệu trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh dẫn đến tỷ lệ tiếp nhận, xử lý dịch vụ công trực tuyến của Sở chưa cao, nhất là khu vực quản lý nhà nước.
Trong năm 2024, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên tiếp tục duy trì, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tạo cơ hội để người nghèo có việc làm, thu nhập để người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sự giúp đỡ của cộng đồng hỗ trợ cho hộ gia đình người có công vươn lên thoát nghèo, phấn đấu không để hộ gia đình người có công tái nghèo. Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp của các cơ sở đào tạo nghề theo hướng đa dạng hóa về lĩnh vực đào tạo, ngành, nghề đào tạo, tập trung xây dựng cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao, ngành, nghề chất lượng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, trình độ đào tạo góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước đáp ứng nguồn nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tiếp tục duy trì tổ chức cai nghiện phục hồi cho 800 người nghiện ma túy, trong đó cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở cai nghiện đa chức năng là 250 người. Quản lý chặt chẽ và chi trả kịp thời, đúng, đủ trợ cấp ưu đãi cho đối tượng người có công với cách mạng theo quy định; tiếp tục phấn đấu duy trì 100 % hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú. Duy trì 100% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.../.
Hồng Phượng
-
Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
24-11-2024 08:01 44
-
Trao hỗ trợ sửa chữa nhà ở tới người có hoàn cảnh khó khăn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)
23-11-2024 18:50 59
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
07-11-2024 11:57 49
-
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
21-11-2024 11:06 29
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
- Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
- Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh