Thái Nguyên thực hiện giảm đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 167.370 người lao động
(LĐXH)-Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Nguyên, lũy kế tính đến cuối tháng 11/2021, toàn tỉnh đã thực hiện giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 3.110 đơn vị, tương ứng với 167.370 người lao động, tổng số tiền giảm hơn 24,816 tỷ đồng, ước số tiền giảm đóng tổng 12 tháng là 57,86 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Chương I của Quyết định 23/2021/QD-TTg), thì đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ, bao gồm: Người sử dụng lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước).
Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống COVID-19.
Về mức đóng và thời gian áp dụng mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian áp dụng là 12 tháng, từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022.
Thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg được tính hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, đây là chính sách hỗ trợ mới theo Nghị quyết số 68/NQ-CP. Chính sách giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì giảm từ 0,5% xuống đóng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng tất cả người lao động đều được hưởng các chính sách bình thường (có nghĩa là giảm đóng nhưng vẫn được hưởng).
Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống COVID-19 (lực lượng vũ trang và người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập không được thụ hưởng chính sách này).
Chính sách hỗ trợ này không phát sinh thủ tục hành chính mới. Việc đăng ký tham gia, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Được biết, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Công văn số 3183/UBND-KGVX ngày 09/7/2021 và Công văn số 3228/UBND-KGVX ngày 13/7/2021 chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện triển khai chính sách.
Để đảm bảo việc phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện kịp thời và đúng quy định, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 2618/QĐ-UBND tỉnh ngày 10/8/2021 về việc ủy quyền thực hiện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung tuyên 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19. Trong đó có việc đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bằng sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các địa phương trong tỉnh, lũy kế tính đến cuối tháng 11/2021, toàn tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 3.110 đơn vị, tương ứng với 167.370 người lao động, tổng số tiền giảm hơn 24,816 tỷ đồng, ước số tiền giảm đóng tổng 12 tháng là 57,86 tỷ đồng.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
13-11-2024 16:57 02
-
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
13-11-2024 14:11 06
-
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
11-11-2024 18:48 02
-
TP.HCM: Người bị nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm
03-11-2024 11:50 48
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Nắm bắt công tác an toàn lao động tại Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
31-10-2024 11:00 19
-
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Khẳng định uy tín qua công tác an toàn lao động
31-10-2024 10:14 48