Thanh Hóa: Tập trung phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
(LĐXH)-Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống mua bán người; đồng thời, thực hiện tốt công tác tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành các văn bản để triển khai thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân như sau: Kế hoạch số 32/KH-SLĐTBXH ngày 21/02/2024 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán năm 2024; Kế hoạch số 50/KH-SLĐTBXH ngày 15/03/2024 về thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về phòng, chống tệ nạn xã hội năm 2024.
Đồng thời Sở chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tăng cường đấu tranh phòng, chống mua bán người; rà soát danh sách những người có dấu hiệu bị mua bán trở về để lập hồ sơ đề nghị xác minh và hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ; lồng ghép công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác ở các địa phương.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống tệ nạn xã hội được quan tâm chỉ đạo và thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Các ban, ngành, hội đoàn thể và các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” năm 2024.Riêng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong năm 2024 đã phối hợp với UBND huyện Thạch Thành tổ chức 04 lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống tệ nạn mua bán người cho 240 người là Bí thư, trưởng các thôn, bản, khu phố, đoàn viên thanh niên, hội viên Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tại các xã, thị trấn; phối hợp với UBND các huyện Mường Lát, Thọ Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Bá Thước, Nông Cống; Tổ chức 03 lớp tập huấn nâng cao năng lực về phòng chống mua bán người cho 180 người là báo cáo viên, cộng tác viên, cán bộ thông tin cơ sở, cán bộ bán chuyên trách phụ trách cấp xã tham gia; Tổ chức in, cấp phát 10.000 tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống mua bán người cho các địa phương trong tỉnh.
Thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, năm 2024, các cơ quan chức năng trong tỉnh đã tiếp nhận và xác minh qua các vụ án mua bán người với 19 nạn nhân, trong đó có 17 nạn nhân ngoại tỉnh; 02 nạn nhân trong tỉnh.
Tất cả các nạn nhân trên đều đã được cơ quan chức năng tiếp nhận, hỗ trợ khó khăn ban đầu, hỗ trợ về tâm lý, hỗ trợ về pháp lý, hỗ trợ về sức khỏe,... Việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng được thực hiện thường xuyên vì vậy nạn nhân sau khi bị mua bán trở về cơ bản đều được hỗ trợ theo quy định. Đến nay, các cơ quan chức năng cũng chưa phát hiện sai phạm trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Sở LĐTBXH đã chỉ đạo các địa phương lồng ghép công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác ở các địa phương như: chương trình giảm nghèo, chương trình phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em; Hỗ trợ, cung cấp kết nối các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em đối với trẻ em bị mua bán; tổ chức cung cấp thông tin, tư vấn cho người dân về di cư lao động hợp pháp, an toàn và hiệu quả; tập huấn cho cán bộ địa phương trong việc hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống lừa đảo việc làm trong nước và ngoài nước.
Thực tế, việc triển khai công tác phối hợp liên ngành được các sở, ngành và các địa phương triển khai hiệu quả. Vì vậy những trường hợp nạn nhân được giải cứu hay tự trở về đều được các cơ quan chức năng thông báo, trao đổi, từ đó có những hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân bị mua bán.
Có thể nói, công tác phòng, chống mua bán người và công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ nạn nhân bị mua bán ở Thanh Hóa luôn được các lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh quan tâm và triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan được tăng cường trong việc lồng ghép các chương trình an sinh xã hội – y tế - văn hóa - giáo dục đã giúp nạn nhân bị mua bán trở về được hỗ trợ kịp thời, hòa nhập tại cộng đồng, ổn định cuộc sống. Trong năm 2025, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Tổ chức các hoạt động tập huấn trang bị kiến thức và kỹ năng công tác cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên; kịp thời hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho nạn nhân. Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố rà soát nạn nhân bị mua bán trở về, lập hồ sơ đề nghị xác minh và hỗ trợ; tổ chức tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về theo đúng quy định của pháp luật, nhất là các chính sách, dịch vụ hỗ trợ ban đầu, tạo điều kiện để nạn nhân ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng./.
Minh Hằng
Từ khóa:
-
Ninh Bình: Nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng, chống mua bán người
09-12-2024 07:00 38
-
Quảng Ninh tích cực vận động nguồn lực xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
20-11-2024 17:42 05
-
Bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12
24-12-2024 16:28 16
-
Quảng Ngãi nỗ lực thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai
23-12-2024 22:42 50
-
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
23-12-2024 22:22 36
-
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
23-12-2024 22:20 15
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00