Thành phố Hồ Chí Minh: Đảm bảo an sinh xã hội những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024
(LĐXH)-Trong 2 tháng đầu năm Giáp Thìn 2024, công tác quản lý, chăm lo cho diện chính sách, trẻ em, người nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng cai nghiện ma túy tại các đơn vị được Thành phố Hồ chí Minh quan tâm thực hiện kịp thời và đúng đối tượng. Tình hình an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ tại các Cơ sở cai nghiện ma túy, Cơ sở xã hội được đảm bảo, không có vụ việc trốn trường tập thể, ngộ độc thực phẩm xảy ra. Công tác cải cách hành chính và chương trình chuyển đổi số tiếp tục được quan tâm thực hiện xuyên suốt.
Điểm nổi bật trong tháng 02, Sở đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức nhiều hoạt động chăm lo Tết. Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Thành phố Hồ Chí đã chăm lo cho ) để chăm lo cho 1.410.869 lượt người (tăng 115.833 lượt người) với tổng kinh phí hơn 1.294.177.837.000 đồng, tăng 5,27% (tăng 64.754.673.030 đồng). Tết Quý Mão năm 2023, Thành phố chăm lo cho 1.295.036 lượt người với kinh phí là 1.229.423.163.970 đồng.
Theo phân tích từ thực tế, so với Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Sở đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bổ sung thêm trường hợp được chăm lo Tết, đó là: 501 trẻ em có cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy và trẻ có cha hoặc mẹ là đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thật sự có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 576,15 triệu đồng; 2.588 người cao tuổi không có lương hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo khoản 1 điều 1 Nghị quyết số 35/2023/NQ-HĐND với số tiền 2,97 tỷ đồng; 120 Bí thư chi bộ khu phố tiêu biểu với số tiền 480 triệu đồng; 18 đơn vị, hội đặc thù, các câu lạc bộ hưu trí, truyền thống kháng chiến trên địa bàn Thành phố với số tiền 312 triệu đồng; 37 cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ, khuyết tật ngôn ngữ, khuyết tật vận động, khuyết tật giác quan, tâm thần với số tiền 370 triệu đồng.
Thực hiện công tác giảm nghèo, đầu năm 2024, theo thống kê, Thành phố có 22.867 hộ nghèo, hộ cận nghèo, với 91.253 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 0,9%/tổng số hộ dân thành phố, trong đó: hộ nghèo là 8.293 hộ, với 31.699 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 0,33%/tổng hộ dân thành phố và hộ cận nghèo là 14.574 hộ, với 59.554 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 0,57%/tổng hộ dân thành phố. Thành phố đã tiếp tục tổ chức hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Cùng với đó, tính đến ngày 31/01/2024, các quận, huyện và thành phố Thủ Đức đã thực hiện in và cấp 91.966 thẻ cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo với tổng kinh phí là 89,3 tỷ đồng. Đồng thời, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố phát thanh Chương trình Nông thôn mới - Mục “Cùng nhau vượt nghèo” (Trong tháng 1/2024 đã phát sóng được 4 kỳ (8 lượt)) và Công ty cổ phần Văn hóa Đông Dương thiết kế dàn trang và phát hành 5.000 Bản tin giảm nghèo bền vững kỳ Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Thực hiện công tác bảo trợ xã hội, trong năm 2023, Thành phố đã thực hiện trợ cấp xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP cho 132.805 người, với số tiền hơn 83,105 tỷ đồng. Trong tháng 1/2024, Thành phố thực hiện xét duyệt trợ giúp xã hội khẩn cấp theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP cho 1.258 trường hợp với tổng kinh phí hơn 22,644 tỷ đồng tại 22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức; Thực hiện tiếp nhận ban đầu 193 trường hợp trẻ em, người lang thang xin ăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo Quyết định 812/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố (có 25 trường hợp có biểu hiện tâm thần).
Đồng thời, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Công an Thành phố thực hiện cấp mã định danh cho diện nhân khẩu đặc biệt tại các cơ sở trợ giúp xã hội và cộng đồng. Tính đến ngày 7/1/2024, đã cấp mã định danh cho 129.569 đối tượng hưởng trợ giúp xã hội tại cộng đồng; 931/1.064 đối tượng và có căn cước công dân (CCCD) là 773/1.064 đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập. Và tính đến ngày 1/2/2024, đã thực hiện cấp mã định danh cho 3.053/5.935 đối tượng và có căn cước công dân (CCCD) là 1.614/5.835 đối tượng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội công lập.
Trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới, trong 2 tháng đầu năm 2024, Sở đã tích cực phối hợp kiểm tra, giám sát, tham vấn, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, xử lý kịp thời về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, đặc biệt là đảm bảo thực hiện tốt các quyền cơ bản của trẻ em. Trong tháng 02/2024, thực hiện hỗ trợ, can thiệp 16 vụ việc liên quan đến 22 trẻ em thuộc các trường hợp tư vấn, hỗ trợ làm giấy tờ tùy thân và các hỗ trợ khác. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan triển khai thực hiện và vận hành hiệu quả “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
Về tình hình cai nghiện ma túy và phòng, chống mại dâm, các cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở xã hội đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án phối hợp với chính quyền địa phương, tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống thẩm lậu chất cấm, vật cấm; xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại Cơ sở trước, trong và sau dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2024. Tính đến tháng 2/2024, tổng số người nghiện ma túy của thành phố hiện đang quản lý tại 15 cơ sở cai nghiện ma túy là 12.963 người, tăng 149,29% so với cùng kỳ năm 2023 (tương ứng với 1.578 người).
Với việc chủ động và tích cực thực hiện các chính sách chăm lo đời sống cho đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em, người cai nghiện..., trong 2 tháng đầu năm 2024, Sở LĐTBXH Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần tích cực trong đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Trong tháng 3/3034, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, Sở tiếp tục trình UBND Thành phố Kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố năm 2024; ban hành Công văn cung cấp số lượng và danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo, phân tích các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và thuộc các diện hội, đoàn thể gửi Sở, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo.
Tiếp tục hướng dẫn hoạt động các Cơ sở trợ giúp xã hội, hướng dẫn thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội tại cộng đồng, hướng dẫn thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý và điều chuyển đối tượng bảo trợ xã hội đúng quy định.
Đồng thời, Sở sẽ ban hành kế hoạch thực hiện chính sách đặc thù chăm lo, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ em mồ côi và những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố và xây dựng Hướng dẫn quy trình xét duyệt đối tượng chính sách đặc thù; Ban hành Kế hoạch triển khai công tác Bình đẳng giới - Trẻ em của ngành năm 2024.
Đối với lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội, trong tháng 3/2024, tổ chức Hội nghị triển khai, tập huấn Nghị quyết số 21/2023/NQ-HĐND ngày 11 tháng 11 năm 2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố và Đề án Tổ chức lại các cơ sở cai nghiện ma túy và các quy định khác có liên quan. Tiếp tục phối hợp xây dựng in ấn, phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy; mại dâm và mua bán người trên địa bàn Thành phố, đồng thời tổ chức các hoạt tuyên truyền, tập huấn cho học sinh, sinh viên, học viên và Nhân dân trên địa bàn Thành phố./.
Mỹ Hạnh
Từ khóa:
chăm lo Tết cho đối tượng bảo trợ
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
12-11-2024 17:27 08
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
12-11-2024 14:29 01