Thừa Thiên Huế: Chuyển biến tích cực trong thực hiện chính sách dân tộc
(LĐXH) - Thừa Thiên - Huế có 46 xã miền núi có đồng bào DTTS, với trên 54.350 người gồm các dân tộc Tà Ôi, Cơ-tu, Bru - Vân Kiều, Hoa, Mường, Thái và Thổ. Địa phương đang phấn đấu đến năm 2024, vùng DTTS có thu nhập bình quân đầu người đạt 40 - 42 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 15%.
Những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai đầy đủ, hiệu quả chính sách đối với vùng đồng bào DTTS; quan tâm giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến dân tộc; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Vai trò cơ quan tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế phát huy mạnh mẽ, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả
Thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg, Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm văn hóa, thông tin và Thể thao hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông biên soạn tài liệu đặc thù để tuyên truyền phổ biến một số Luật và chính sách dân tộc bằng tiếng phổ thông và tiếng đồng bào DTSS của địa phương thông qua đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, xã. Giai đoạn 2017-2021, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp tổ chức 28 Hội nghị tuyên truyền với 1.110 lượt người tham; Xây dựng 03 pano tuyên truyền trực quan (Trung tâm Huyện A Lưới; Trung Tâm cụm xã Trung Sơn huyện A Lưới; Trung tâm cụm xã Thượng Nhật huyện Nam Đông); phát sóng 720 lượt qua đài phát thanh, truyền thanh, truyền hình. Ngoài ra, công tác truyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn được lồng ghép thông qua Hội nghị công tác dân tộc; tại các buổi kiểm tra, giám sát kết quả triển khai, thực hiện các chương trình, chính sách; thông qua hội nghị tham quan học tập kinh nghiệm tổ chức cho người có uy tín; Hội nghị tuyên truyền công tác Bình đẳng giới....
Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào Nghị định 05/NĐ-CP; Hiến pháp năm 2013; Luật Hôn nhân và gia đình, thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS; Luật bình đẳng giới, thực trạng bạo lực gia đình và giải pháp phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương; Luật Bảo vệ môi trường; Luật An ninh mạng; Quy chế dân chủ ở cơ sở; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp; kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Ngoài ra, cơ quan cũng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chương trình, chính sách có liên quan đến vùng đồng bào DTTS như: chương trình 135, Quyết định 2085/QĐ-TTg, Quyết định 498/QĐ-TTg, Quyết định 1898, Quyết định 12/2018/QĐ-TTg, Quyết định 588/QĐ-TTg, Quyết định 1008/QĐ-TTg... Bên cạnh đó, nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19, cơ quan cũng đã tuyên truyền Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về an toàn thực phẩm; kết hợp thông tin đầy đủ diễn biến tình hình dịch bệnh, khuyến cáo về các biện pháp phòng bệnh phù hợp với tình hình dịch bệnh
Nhìn chung, công tác phổ biến giáo dục, pháp luật và tuyên truyên, vận đồng đồng bào sinh sống vùng DTTS&TS thực hiện Quyết định 1163/QĐ-TTg luôn được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo chỉ sát sao và cân nhắc bố trí kinh phí thực hiện hàng năm tạo điều kiện cho Ban Dân tộc triển khai thực hiện hiệu quả; có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực và hiệu quả của các địa phương vùng dân tộc miền núi và các sở ngành liên quan. Đặc biệt là sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình từ phía người dân
Trình độ cũng như kỹ năng tuyên truyền của báo cáo viên ngày càng cao (100% báo cáo viên hiểu và sử dụng được tiếng DTTS), góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật, nắm và hiểu rõ các chương trình, chính sách dự án hỗ trợ đầu tư tại vùng dân tộc miền núi, để đồng bào biết, tự quản, giám sát và thực hiện có hiệu quả. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số đã tác động tích cực đến công tác phát triển kinh tế - xã hội; củng cố hơn nữa niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng và Nhà nước, góp phần trong việc giữ vững ổn định trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và an sinh xã hội trong vùng dân tộc, miền núi trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, công tác tuyên truyền Quyết định số 1163/QĐ-TTg vẫn còn tồn tại một số khó khăn do nhận thức của người dân trong việc tiếp cận các nội dung tuyên truyền chưa cao. Việc triệu tập thành phần tham gia tập huấn đôi lúc, đôi nơi vẫn còn chưa đúng đối tượng theo yêu cầu của đơn vị tổ chức. Cơ sở vật chất tại một số đơn vị địa phương còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra (Hội trường có sức chứa nhỏ; tại các nhà sinh hoạt cộng chưa có bàn ghế...).
Bên cạnh đó, các hình thức tuyên truyền còn chưa đa dạng và phong phú; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được thực hiện. Chưa tổ chức xây dựng các mô hình điểm ở xã, thôn, bản về đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Kinh phí được cấp cho công tác phổ biến giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu so với mục tiêu đề ra của Đề án.
Nguyên nhân là do cơ sở vật chất và một số chỉ tiêu không đạt là do kinh phí cấp còn hạn chế; người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Các địa phương chưa thật sự chọn lựa, rà soát các đối tượng tham gia, chủ yếu mời người có uy tín, cán bộ thôn bản tham gia dẫn đén sự trùng lắp đối tượng tham gia. Mặt khác, kinh phí bố trí cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số khá hạn chế (tối đa 100 triệu/ năm); chưa huy động được các nguồn lực xã hội tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động
Trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai công tác phổ biên, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động, đảm bảo lồng ghép nguồn lực các chương trình, đề án, dự án triển khai tại vùng DTTS và miền núi để nâng cao hiểu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Bám sát hướng dẫn của cơ quan cấp trên, đảm bảo nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, triẻn khai có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế ở từng địa phương.
Chú trọng hình thức tuyên truyền, vận động đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với văn hóa của đồng bào DTTS để tuyên truyền; Trong đó, chú trọng hình thức tuyên truyền miệng (trực tiếp) bằng tiếng DTTS; Tăng cường tổ chức tại địa bàn xã, thôn, bản để thu hút người dân tham gia. Thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động; xác định rõ lộ trình, có trọng, tâm trọng điểm.
Xây dựng kế hoạch, tổ chức khảo sát, đánh giá trình độ nhận thức, các nội dung người dân cần tiếp cận. Xác định nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện theo từng nội dung cụ thể. Đa dạng hình thức tuyên truyền (Xây dựng mô hình điểm, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách dân tộc và pháp luật có liên quan đến vùng DTTS&MN). Xây dựng tờ rơi phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc bằng tiếng song ngữ (tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số), đảm bảo các điều kiện về nguồn lực trong tổ chức thực hiện.
Tỉnh cũng kiến nghị Ủy ban Dân tộc sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận đồng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn tiếp theo. Xây dựng văn bản đặc thù về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng DTTS và miền núi. Các Bộ, ngành liên quan kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn việc lồng ghép nguồn lực của các chương trình, đề án, dự án triển khai tại vùng DTTS&MN với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS; đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa để huy động các nguồn lực của xã hội tham gia vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong thời gian tới.
Nam Khánh
Từ khóa:
-
GE Vernova Foundation công bố các khoản cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên toàn cầu
21-11-2024 17:39 15
-
Herbalife Việt Nam và VTV3 khép lại mùa thứ hai của Chương trình “Sinh Viên Thế Hệ Mới” thành công tốt đẹp.
21-11-2024 15:47 57
-
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
07-11-2024 11:57 49
-
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
18-11-2024 15:03 39
-
Kon Tum: Tích cực tiếp sức cho người khuyết tật
23-09-2024 12:15 30
-
Kon Tum: Thực hiện tốt chính sách trợ giúp người khuyết tật
02-10-2024 12:06 10