Thừa Thiên Huế: Tập trung người lang thang trên địa bàn tỉnh vào nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập
(LĐXH) – Nhằm góp phần đảm bảo trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, các điểm hoạt động kinh doanh du lịch, thương mại, vui chơi giải trí và các điểm giao thông công cộng trên địa bàn, vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 55/2017/QĐ-UBND về Quy định tập trung người lang thang trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vào nuôi dưỡng tại các cơ sở Bảo trợ xã hội công lập.
Đây là vấn đề đã được UBND tỉnh và các sở ban ngành liên quan quan tâm từ lâu. Sự việc đã có giảm mạnh tại các điểm tham quan du lịch; song, tại các đường phố, các quán ăn, nhà hàng… thì vẫn không giảm, mà ngày càng diễn biến phức tạp. Lực lượng này làm đủ chiêu trò để móc tiền khách. Nghiêm trọng nhất là tình trạng lợi dụng trẻ em, người già, người tàn tật để hành nghề. Khách không lạ gì “tình cảnh” người lớn dùng xe máy chở trẻ em đến các quán đứng đợi ngoài đường, để các em vào ăn xin, bán hàng rong; hoặc dùng xe đẩy chở người già, người tàn tật, người bị thiểu năng trí tuệ theo để bán hàng. Kiểu làm ăn này không chỉ làm xấu hình ảnh đô thị mà còn ảnh hưởng đến nhân cách, lòng tự trọng của các em sau này…
Trong nhiều đối tượng lang thang trên địa bàn toàn tỉnh, vẫn không ít những người có hoàn cảnh khó khăn thật sự, đã hạ mình để mưu sinh, nên cần có một cách nhìn nhận đúng để giải quyết tận gốc vấn đề. UBND thành phố đã yêu cầu Phòng LĐ-TB&XH phối hợp với các phòng, ban liên quan và UBND các phường tham mưu lập kế hoạch tập trung người lang thang trên địa bàn; đồng thời phối hợp giải quyết, quản lý người lang thang có địa chỉ cư trú sau khi được chuyển trả về địa phương; giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để ổn định cuộc sống, cam kết không tái lang thang; giáo dục và có biện pháp xử lý đối với những trường hợp tái phạm nhiều lần. Đây được cho là biện pháp căn cơ, song cái khó lớn nhất là kinh phí để thực hiện, để đào tạo nghề, hỗ trợ vốn sản xuất và không ít trường hợp phải vào các cơ sở bảo trợ xã hội…
Thực tế hiện nay, các địa điểm tập trung khách du lịch là “mảnh đất màu mỡ” cho các đối tượng lang thang có hành vi chèo kéo, lợi dụng việc bán hàng rong để móc túi, rạch túi, chiếm đoạt tài sản du khách, tạo ra một hình ảnh xấu trong lòng du khách khi đến Huế. Để chấm dứt tình trạng này, trước hết cần có quy định cấm bán hàng rong tại một số tuyến đường du lịch, nhằm tạo một môi trường lành mạnh, an toàn và không bị quấy nhiễu bởi những hành vi chèo kéo, gạ gẫm, đeo bám. Thứ nữa, cần quy hoạch những điểm bán hàng lưu niệm và quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Giá bán phải được niêm yết công khai, có chế tài đối với việc bán sai giá niêm yết và bán giá “cắt cổ”. Cuối cùng, cần có chế tài hành chính và hình sự nghiêm khắc đối với các đối tượng lợi dụng việc bán hàng rong để lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản khách du lịch.
Hy vọng rằng, việc ban hành Quyết định số 55/2017/QĐ-UBND sẽ góp phần giúp cho Thừa Thiên Huế giải quyết có hiệu quả việc người lang thang ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo đeo bám du khách để xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại và thân thiện.
T. Quyên
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Chợ hoa mỗi năm chỉ họp một lần: Đông khách ngắm, vắng người mua
23-01-2025 16:42 59
-
Cảnh giác chiêu lừa giả danh nhân viên đăng kiểm
23-01-2025 14:35 19
-
Cha mẹ mất sớm, anh trai tật nguyền giúp em gái đến trường
23-01-2025 07:32 54
-
Hà Nội: Tàu điện trên cao cũng chen chúc
22-01-2025 09:30 59
-
Hà Nội: Tiểu thương thức trắng đêm, cây Tết vẫn ế ẩm
21-01-2025 14:53 58
-
Đi mua cá chép cúng ông Táo tại chợ cá lớn nhất miền Bắc
21-01-2025 14:53 47
English Review
Economic recovery is losing steam, new ILO report says
English Review | 22-01-2025 09:10 31