Thống kê, hiện Việt Nam có 7,6 triệu NKT, trong đó NKT đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%, mặt khác do tác động của già hóa dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… dự báo trong nhiều năm tới số lượng NKT sẽ tiếp tục tăng. Trong thời đại công nghệ mới, NKT sẽ gặp nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội để tham gia lao động nhờ những thành tựu của đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ. Theo điều tra quốc gia về người khuyết tật Việt Nam năm 2016, chỉ 31,7% người từ 15 tuổi trở lên có việc làm. Trong khi nhu cầu tham gia cuộc sống của NKT ngày càng đa dạng, riêng về vấn đề việc làm cho NKT vẫn còn nhiều khó khăn như: Quản lý lao động là NKT, xác định mức độ khuyết tật và nhu cầu việc làm của NKT, nguồn kinh phí thực hiện chương trình, đề án hỗ trợ tạo việc làm cho NKT; những vấn đề của bản thân lao động là NKT...
Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn dành cho NKT sự quan tâm, chăm lo sâu sắc, quyền của NKT đã được cụ thể hóa trong Hiến pháp, hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về người khuyết tật cũng đã tương đối đầy đủ: Luật Người khuyết tật và các Luật chuyên ngành như: Luật Xây dựng, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp,... Năm 2014, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của Người khuyết tật. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước 159 của ILO về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho NKT, khẳng định mạnh mẽ hơn nữa cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo người lao động khuyết tật không bị phân biệt đối xử về lao động việc làm,k phù hợp Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Chiến lược Inchoen về hiện thực hóa quyền của người khuyết tật một cách hiệu quả nhất.
Gần đây nhất ngày 1/11/2019, Ban Bí Thư đã ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác NKT và ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) trong đó có nhiều nội dung điều chỉnh liên quan đến lao động là NKT. Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành nhiều Chương trình, Đề án để hiện thực hóa việc chăm sóc, trợ giúp NKT.
Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng đến nay theo bà Cao Thị Thanh Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), công tác tuyển sinh, đào tạo nghề cho NKT còn nhiều khó khăn, bất cập; số lượng NKT đi học nghề ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn ít, hầu hết chỉ mới tham gia các khóa sơ cấp, ngắn hạn nên khó có cơ hội tìm được việc làm phù hợp, thỏa đáng. Trong bối cảnh kỷ nguyên số, khi cơ hội việc làm truyền thống dần mất đi, việc làm cho NKT càng trở nên hạn hẹp. Do đó, cần để định hướng nghề nghiệp và việc làm cho NKT, trước mắt, vẫn cần tăng cường nhận thức về vấn đề giáo dục nghề nghiệp cho doanh nghiệp, trách nhiệm cộng đồng về chống phân biệt đối xử với NKT, cần cái nhìn bao quát về khả năng làm việc của NKT…
Đăng Doanh
-
Chương trình "Tết cho trẻ em nghèo" trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
12-01-2025 20:07 40
-
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
12-01-2025 13:33 05
-
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội
12-01-2025 13:32 51
-
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
09-01-2025 18:18 06
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47