Tín dụng chính sách - Điểm tựa cho thanh niên lập thân, lập nghiệp
(LĐXH)- “Ngày càng nhiều thanh niên phát triển kinh tế, làm giàu trên chính quê hương mình nhờ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội” – đây là chia sẻ của chị Ngô Thị Nhàn – Bí thư Đoàn Thanh niên phường Phú Đô – quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Chị Nhàn cho biết: “Phú Đô là làng nghề làm bún lâu đời và nổi tiếng của Hà Nội, sản xuất bún tươi cung cấp ra thị trường Thủ đô và các tỉnh lân cận, sản lượng bún lên đến hơn 100 tấn bún mỗi ngày. Trước đây, các gia đình làm thủ công, chủ yếu dùng lò than, nay nhờ có vốn vay NHCSXH mà đa số các hộ sản xuất đã chuyển sang dùng lò điện và mua thêm máy móc và thuê thêm thợ để tăng sản lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; có nhiều thanh niên đã cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản xuất và đóng gói đẹp mắt để đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng cao. Đoàn thanh niên phường đã ký hợp đồng ủy thác với NHCSXH quận Nam Từ Liêm, hiện Đoàn phương đang quản lý 5 tổ Tiết kiệm và vay vốn với hơn 240 người vay, số dư nợ trên 18 tỷ đồng, người vay vay vốn, sử dụng có hiệu quả và trả gốc, lãi rất đúng hạn”.
Anh Nguyễn Quang Hinh – xã Phùng Xá , thanh niên làm kinh tế giỏi huyện Mỹ Đức.
Chị Ngô Thị Huyền Trang – tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn của Đoàn Thanh niên phường Phú Đô thông tin với phóng viên: “tổ chị đang quản lý có 51 người vay, dư nợ trên 4,2 tỷ đồng. Người vay kinh doanh rất đa dạng, có người đầu tư làm nghề bún truyền thống, có người kinh doanh tạp hóa, quần áo, mĩ phẩm, đặc biệt, kinh tế thị trường phát triển, nhiều thanh niên sau khi học xong đã mở các ngành nghề dịch vụ như cắt tóc, gội đầu, làm đẹp, trang điểm, làm tóc, làm móng hoặc bán hàng online đáp ứng thị hiếu thị trường. Nhờ được vay vốn của NHCSXH, nhiều thanh niên đã tự mở cửa hàng kinh doanh, không phải đi làm thuê; không chỉ tạo việc làm cho bản thân và gia đình mà còn thuê thêm lao động trên địa bàn.
Anh Nguyễn Quang Hinh – thanh niên làm kinh tế giỏi huyện Mỹ Đức vui vẻ khoe với chúng tôi cơ ngơi khang trang hiện nay. Trước đây, gia đình anh khó khăn lắm, được NHCSXH huyện cho vay từ 10 triệu, 20 triệu rồi lên 50 triệu đồng, giờ anh đang vay NHCSXH huyện Mỹ Đức 70 triệu đồng. Anh đã đầu tư mua máy, nguyên liệu để dệt khăn mặt, không những thế, anh còn cung cấp sợi, nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất trong vùng. Hiện cơ sở của anh đã tạo việc làm ổn định cho 3 người trong gia đình và thuê thêm 5 lao động của xã. Nhờ năng động, tháo vát nắm bắt thị hiếu thị trường, các sản phẩm gia đình anh Hinh làm ra được tiêu thụ các tỉnh và còn xuất khẩu ra nước ngoài. “Mặc dù số tiền vay không phải là lớn nhưng nguồn vốn tín dụng chính sách đã thực sự giúp thanh niên nông thôn chúng tôi phát triển kinh tế, thoát nghèo ngay trên quê hương mình” anh Hinh cho biết.
Vợ chồng anh Vũ Văn Đăng, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức bên 2 khung dệt khăn mặt được đầu tư từ vốn vay của NHCSXH huyện.
Cũng như anh Hinh, anh Vũ Văn Đăng một thanh niên lớn lên trong làng nghề Phùng Xá tự hào chia sẻ: “Từ bé chúng tôi đã được bố mẹ truyền nghề, sau khi học xong, lấy vợ ra ở riêng, gia đình rất khó khăn, may có nguồn vốn NHCSXH huyện Mỹ Đức chúng tôi đã mua thêm máy dệt. Hiện nay, gia đình tôi đang có 4 máy dệt tạo việc làm cho 2 vợ chồng và thuê thêm 1 lao động địa phương. Thu nhập của 2 vợ chồng sau khi trừ chi phí cũng được trên 20 triệu đồng, đủ chi phí cho các con ăn học và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt cho gia đình. Từ hộ nghèo, giờ gia đình tôi đã lên hộ khá. Cảm ơn NHCSXH rất nhiều.”
Theo ông Đặng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nôi, đến ngày 26/3/2024, Chi nhánh đang có dư nợ đạt gần 14.650 tỷ đồng với 16 chương trình cho vay và gần 267 nghìn khách hàng vay vốn. Trong đó, số khách hàng trong độ tuổi thanh niên chiếm 10% dư nợ. Đa số khách hàng thanh niên đều có đầu óc kinh doanh, năng động và sử dụng vốn rất hiệu quả, đúng mục đích. Đặc biệt là nguồn vốn chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, nhiều thanh niên làm kinh tế giỏi tạo việc làm cho thành viên trong gia đình và thuê thêm lao động trên địa bàn. Nguồn vốn tín dụng chính sách thực sự là điểm tựa cho thanh niên lập thân, lập nghiệp trong thời đại mới ./.
Hải Uyên
Từ khóa:
thanh niên lập thân
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
12-11-2024 17:27 08
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
12-11-2024 14:29 01